Giới thiệu bộ môn Địa lý

9/24/2021 12:44:13 PM

 

TS. Lê Kim Dung - Trưởng Bộ môn

 

1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Bộ môn Địa lí

- Bộ môn Địa lí được thành lập cùng với sự ra đời của Trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa vào năm 1978 (nâng cấp từ Trường 10+3). Năm 1997, trường Đại học Hồng Đức được thành lập, bộ môn giữ nguyên tên gọi: Bộ môn Địa lí. Trưởng bộ môn là thầy Cao Đức Nhuận, Phó trưởng bộ môn là thầy Lê Văn Trưởng và các thành viên: Trần Quốc Huy, Trương Mạnh Trí, Nguyễn Thị Rần, Nguyễn Xuân Thanh. Để tăng cường thêm về số lượng, đồng thời nâng cao về chất lượng, năm 1997, bộ môn tiếp nhận thêm NCS. Nguyễn Quốc Tuấn; năm 2000, tiếp nhận Thạc sĩ Mai Duy Lục và cử nhân Lê Kim Dung; các năm sau đó là các cử nhân Đào Thanh Xuân, Lê Hà Thanh, Trịnh Thị Phan, các Thạc sĩ Lê Thị Thúy Hiên, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Thanh Hằng, Đàm Quốc Khanh, Thiều Thị Thùy, Vũ Văn Duẩn, Vũ Thị Phương, Hà Thị Phương Linh. Để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn học thuật, ngoài việc tiếp nhận các CBGV có trình độ sau đại học, bộ môn đã xây dựng kế hoạch lần lượt cử CBGV đi học Cao học, NCS ở cả trong và ngoài nước.

- Ngày 17 tháng 4 năm 2012, theo quyết định số 508/QĐ-ĐHHĐ của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức, bộ môn Địa lí được tách thành 2 bộ môn với 2 chuyên ngành đặc thù: Địa lí Tự nhiên - Môi trường và Địa lí KT-XH và PPDH Địa lí.

- Tháng 5 năm 2019, theo chủ trương tái cấu trúc bộ môn của nhà trường, 2 bộ môn Địa lí sáp nhập và lấy tên là Bộ môn Địa lí.

- Khóa đào tạo Đại học Sư phạm Địa lí đầu tiên của bộ môn bắt đầu từ năm 2003. Tính đến thời điểm hiện nay, bộ môn Địa lí đã và đang đào tạo 12 khóa đại học Sư phạm Địa lí với tổng số sinh viên đã tốt nghiệp là gần 500 sinh viên, chưa tốt nghiệp là gần 100 sinh viên;

- Bên cạnh đào tạo ĐHSP Địa lí hệ chính quy, Bộ môn còn đào tạo các lớp hệ VHVL, tại chức và liên thông chính quy, bao gồm: K1 hệ VHVL và K2 hệ tại chức đã tốt nghiệp;  K23 và K24 hệ Liên thông đang theo học; có tổng số trên 120 học viên.

- Năm 2006 tuyển sinh khóa đào tạo Đại học địa lí học (định hướng du lịch).

- Năm 2007, bộ môn bắt đầu tuyển khóa đào tạo cử nhân Địa lý học (định hướng Quản lí tài nguyên và môi trường), Địa lí học (định hướng Địa chính). Đến nay, bộ môn đã tuyển sinh và đào tạo được 9 khóa ra trường.

- Năm 2016, bộ môn mở thêm ngành Đại học Quản lí Tài nguyên và Môi trường, đến nay đã tuyển sinh được 4 khóa đào tạo trong đó 1 khóa ĐH QLTN&MT ngành hai với 32 sinh viên đã tốt nghiệp.

Như vậy, chỉ tính từ năm 2007 đến nay, bộ môn đã đào tạo 9 khóa cử nhân Địa lí học (theo định hướng QLTN&MT), đang đào tạo 3 khóa cử nhân Quản lí tài nguyên và môi trường với tổng số khoảng gần 800 sinh viên. Phần lớn sinh viên ra trường đều tìm được việc làm ổn định và phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm vào loại cao nhất trong các ngành thuộc khối ngành Khoa học xã hội của trường Đại học Hồng Đức.

- Năm 2018, bộ môn đã mở ngành đào tạo sau Đại học (thạc sĩ) với chuyên ngành Địa lí học và đến nay đã tuyển sinh được 4 khóa: Cao học Địa lí K11, K12, K13, K14 với tổng số 35 học viên; trong đó Khóa 11, 12 đã tốt nghiệp và cấp bằng Thạc sỹ Địa lý học cho 14 học viên.

- Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, các giảng viên bộ môn liên tục đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên trao đổi sinh hoạt chuyên môn học thuật, học tiếng Anh, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học…

2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy

Trưởng Bộ môn qua các thời kỳ

STT

Họ và tên

Chức vụ

Tên gọi Bộ môn

Thời gian quản lý

1

CN. Cao Đức Nhuận

Trưởng Bộ môn

Địa lí

1997-2005

2

TS. Nguyễn Quốc Tuấn

Trưởng Bộ môn

Địa lí

2005-2007

3

ThS. Trần Quốc Huy

Trưởng Bộ môn

Địa lí

2007-2012

4

ThS. Trần Quốc Huy

Trưởng Bộ môn

Địa lí Tự nhiên- Môi trường

2012-2014

5

TS. Đào Thanh Xuân

Trưởng Bộ môn

Địa lí KT-XH và PPDHĐL

2012 - 2019

6

TS. Lê Kim Dung

Trưởng Bộ môn

Địa lí Tự nhiên- Môi trường

2014- 2019

7

TS. Lê Kim Dung

Trưởng Bộ môn

Địa lí

2019- nay

 

Lực lượng CBGV của Bộ môn Địa lí hiện nay

STT

Họ và tên giảng viên

Học hàm, học vị/

Nước công nhận

Chuyên ngành

Chức vụ

1

Lê Kim Dung

Tiến sĩ/Việt Nam

Địa lí tự nhiên

Trưởng Bộ môn

2

Đào Thanh Xuân

Tiến sĩ/Việt Nam

Địa lí học

P. Trưởng bộ môn

3

Trịnh Thị Phan

Tiến sĩ/Việt Nam

Địa lí học

P. Trưởng bộ môn

4

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Thạc sĩ /Việt Nam

KHMT

Giảng viên

5

Lê Văn Trưởng

PGS.TS/Việt Nam

Địa lý học

Giảng viên

6

Vũ Văn Duẩn

Tiến sĩ/Việt Nam

Địa lí tự nhiên

Giảng viên

7

Nguyễn Thị Ngọc

Tiến sĩ/Việt Nam

Địa lí học

Giảng viên

8

Lê Hà Thanh

Tiến sĩ/ Việt Nam

Địa lí tự nhiên

Giảng viên

9

Lê Thị Thúy Hiên

Thạc sĩ/Việt Nam

Địa lí tự nhiên

Giảng viên

10

Nguyễn Thị Dung

Tiến sĩ/ Việt Nam

Địa lí học

Giảng viên

11

Thiều Thị Thùy

Thạc sĩ/Anh quốc

Quản lý

môi trường

Giảng viên

12

Vũ Thị Phương

Thạc sĩ/Anh quốc

Quản lý

môi trường

Giảng viên

 

3. Nhiệm vụ, mục tiêu phát triển

3.1. Nhiệm vụ

- Bộ môn Địa lí quản lý đào tạo các học phần trong Khoa thuộc các ngành và chuyên ngành đào tạo: ĐH Sư phạm Địa lí, ĐH Địa lí học (định hướng du lịch), ĐH Địa lí học (định hướng Quản lý tài nguyên và môi trường), ĐH Địa lí học (định hướng Địa chính), ĐH Quản lí Tài nguyên và Môi trường, Thạc sĩ  Địa lí học.

- Bộ môn cũng quản lí đào tạo các học phần thuộc ngành Địa lí trong các chương trình đào tạo trong và ngoài khoa như ĐHSP Lịch Sử, ĐHSP Văn học, ĐH Giáo dục Tiểu học, ĐH Việt Nam học, ĐH Du lịch, ĐHSP tiếng Anh, ĐH Kế toán, ĐH Tài chính ngân hàng.

3.2. Mục tiêu phát triển

- Đào tạo giáo viên trình độ đại học có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt; có kiến thức chuyên môn sâu, rộng về Trái Đất, địa lý tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội và bản đồ; nghiệp vụ sư phạm vững chắc; có khả năng giảng dạy môn Địa lí ở bậc Trung học phổ thông và Trung học cơ sở; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, giải quyết được những vấn đề trong thực tiễn giảng dạy; thích nghi với môi trường làm việc, có trách nhiệm nghề nghiệp; có năng lực ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn; có khả năng học lên ở những bậc học cao hơn để phát triển nghề nghiệp.

- Đào tạo giáo viên ngành Địa lí có lòng yêu nghề, tận tâm phục vụ đất nước; có kiến thức chuyên môn râu và rộng; nghiệp vụ sư phạm vững vàng; có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, giải quyết được những vấn đề trong thực tiễn giảng dạy; thích nghi với môi trường làm việc; có trách nhiệm nghề nghiệp; có năng lực ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn; có khả năng học lên ở những bậc học cao hơn để phát triển nghề nghiệp.

- Đào tạo lực lượng cử nhân khoa học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, Địa lí học (định hướng TN&MT), Địa lí học (định hướng Địa chính) có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trách nhiệm xã hội; có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức  sâu và rộng về Quản lý tài nguyên và môi trường; có năng lực thực hành và vận dụng được các vấn đề lý thuyết vào thực tiễn công tác chuyên môn; có năng lực tự học tập bổ sung kiến thức đáp ứng yêu cầu của công việc; khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong công việc chuyên môn thành thạo; có kỹ năng vận dụng kiến thức quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong cuộc sống, trong nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả, bền vững, và có thể học sau đại học.

- Đến năm 2025 đạt 85% giảng viên có trình độ Tiến sĩ.

4. Công tác nghiên cứu khoa học

- Với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều giảng viên đã chủ trì và tham gia thực hiện nhiều đề các cấp (cấp bộ, cấp tỉnh, cấp trường…), tham gia công tác biên soạn giáo trình phục vụ giảng dạy; viết bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước; tham gia Hội thảo cấp quốc gia, cấp trường.

- Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi giảng viên. Trong những năm qua, nhiều GV đã đạt kết quả cao trong hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học, cụ thể như: TS. Lê Kim Dung (1 đề tài NCKH đạt giải khuyến khích cấp Bộ, 2 đề tài giải nhất cấp trường), ThS. Nguyễn Thị Thanh Hằng (1 đề tài đạt giải nhì cấp trường), ThS. Lê Thị Thúy Hiên (1 đề tài đạt giải nhì cấp trường)…

- Các thành viên trong Bộ môn trước đây và hiện nay đều xác định nhiệm vụ NCKH phải song hành với công tác giảng dạy, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo.

5. Khen thưởng

- Liên tục đạt danh hiệu Bộ môn tiên tiến; trong 5 năm năm gần đây đạt Bộ môn xuất sắc.

- Bộ môn được tặng giấy khen trong phong trào thi đua 5 năm (2005-2010) của Trường ĐH Hồng Đức.

- Một số giảng viên trong Bộ môn được công nhận là CSTĐ cấp cơ sở qua các năm học.

Trong những năm tới, bộ môn Địa lí sẽ tiếp tục phấn đấu giữ vững truyền thống, tiếp nối những thành tựu mà bộ môn đã đạt được trong những năm trước đây; cùng các bộ môn khác xây dựng khoa Khoa học xã hội thành một khoa vững mạnh của trường Đại học Hồng Đức.

 

Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202109/Images/1a-anh-bo-mon-20210924011910-e.jpg

Bộ môn Địa lí

 

 

 

Tin liên quan