Giới thiệu bộ môn Lịch sử

9/24/2021 12:26:00 PM

 

 

TS. Lê Sỹ Hưng - Trưởng bộ môn

1. Quá trình hình thành và phát triển

Bộ môn lịch sử khoa Khoa học xã hội trường Đại học Hồng Đức tiền thân là tổ Lịch sử thuộc khoa Xã hội trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa. Ngày 24/9/1997, trường Đại học Hồng Đức được thành lập theo quyết định số 797/TTg của Thủ tướng chính phủ. Tiếp đó, ngày 17/1/1998, theo quyết định số 138/TC/UB của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, khoa Xã hội được đổi tên thành khoa Khoa học xã hội bao gồm nhiều tổ chuyên môn, trong đó có tổ Lịch sử.

Khi mới thành lập, tổ có 10 đồng chí: Vũ Quý Thu (tổ trưởng), Nguyễn Thị Phương (tổ phó), Nguyễn Văn Sơn, Lê Thiện Duyên, Phạm Văn Đấu, Vũ Thị Hà, Dương Thị Thanh Phúc, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Giang. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, tổ Lịch sử đã nhanh chóng bổ sung thêm đội ngũ cán bộ giảng dạy, đông về số lượng mạnh về chất lượng. Đến tháng 8/2000, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên môn sâu và theo yêu cầu của nhà trường, tổ Lịch sử được chia thành 2: tổ Lịch sử 1 và tổ Lịch sử 2.

Tổ Lịch sử 1 gồm 9 cán bộ giảng dạy và 2 cán bộ tổ chức, hành chính khoa, do cô Nguyễn Thị Phương làm tổ trưởng, TS. Phạm Văn Đấu làm tổ phó. Tổ đảm nhận giảng dạy các học phần: Nhập môn sử học, Phương pháp luận sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học, Sử liệu học, Lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại.

Tổ Lịch sử 2 gồm 8 thành viên, do TS. Hoàng Thanh Hải làm tổ trưởng, GVC. Lê Thiện Duyên làm tổ phó. Tổ giảng dạy các học phần: Phương pháp giảng dạy Lịch sử, Lý luận Sử học, Lịch sử thế giới từ cổ đến hiện đại, Lịch sử văn minh thế giới.

Năm học 2005-2006, theo yêu cầu sắp xếp lại các tổ chuyên môn của nhà trường, hai tổ Lịch sử 1 và Lịch sử 2 nhập lại thành bộ môn Lịch sử với 18 cán bộ giảng dạy và 2 cán bộ hành chính, tổ chức khoa, do TS. Vũ Quý Thu làm Trưởng bộ môn, TS. Phạm Văn Đấu và ThS. Nguyễn Thị Giang làm phó Trưởng bộ môn. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, khoa Khoa học xã hội mở thêm các ngành mới như Xã hội học, Việt Nam học - Hướng dẫn du lịch, giai đoạn ban đầu thuộc sự quản lý của Bộ môn Lịch sử, sau đó mới tách ra thành các bộ môn riêng. TS. Lê Thanh Thủy được điều chuyển sang làm Trưởng Bộ môn Việt Nam học - Hướng dẫn du lịch (hiện nay là Giám đốc TTTT-TV), PGS.TS. Mai Văn Tùng được điều chuyển làm Giám đốc TTTT-TV (hiện nay là Trưởng khoa Khoa học xã hội).

Hiện nay, bộ môn có 08 cán bộ giảng viên, trong đó có 02 PGS, có 04 Tiến sỹ, 02 ThS.

2. Đội ngũ giảng viên, cán bộ đang công tác tại Bộ môn

- TS.GVC Lê Sỹ Hưng (Trưởng bộ môn)

- PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy (Phó trưởng Bộ môn)

- PGS.TS. Hoàng Thanh Hải (GV hợp đồng)

- TS. Nguyễn Thị Thu Hà

- TS. Nguyễn Thị Định

- TS. Nguyễn Thị Vân

- ThS. Nguyễn Thị Giang

- ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

3. Các hệ đào tạo và học phần Bộ môn phụ trách

3.1. Các hệ đào tạo

  • Đại học SP Lịch sử
  • Các hệ đào tạo liên thông, tại chức Đại học SP Lịch sử
  • Đại học SP Lịch sử chất lượng cao (đào tạo từ năm 2018)
  • Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam (đào tạo từ năm 2014)
  • Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam (đào tạo từ năm 2018)

3.2. Học phần bộ môn phụ trách

  • Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến nay
  • Đại cương Lịch sử Việt Nam
  • Lịch sử thế giới từ cổ đại đến hiện đại
  • Lịch sử văn minh thế giới
  • Phương pháp luận sử học
  • Phương pháp giảng dạy Lịch sử
  • Cơ sở khảo cổ học
  • Dân tộc học đại cương
  • Các chuyên đề bắt buộc và tự chọn khác của các hệ đào tạo từ Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

4. Công tác nghiên cứu khoa học

4.1 Đề tài các cấp

NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính, quan trọng của một giảng viên, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, được bộ môn chú trọng tổ chức, quản lí. Hoạt động NCKH được triển khai theo nhiều hướng, với mục tiêu chủ yếu là nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng và phát triển đội ngũ. Từ khi tỉnh thực hiện cơ chế mở rộng tuyển chọn công khai các nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh (năm 2003) đến nay, cán bộ, giảng viên của bộ môn đã được tuyển chọn thực hiện 05 đề tài lớn:

1. Đề tài cấp tỉnh: Thực trạng và các giải pháp bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Thành nhà Hồ do TS. Hoàng Thanh Hải làm chủ nhiệm (đã được nghiệm thu năm 2005, xếp loại xuất sắc).

2. Đề tài cấp tỉnh: Thực trạng và giải pháp bảo tồn làng cổ khu vực thành nhà Hồ do PGS.TS Nguyễn Thị Thúy làm chủ nhiệm (đề tài đã nghiệm thu năm 2014, xếp loại xuất sắc).

3. Đề tài cấp tỉnh: Xây dựng mô hình làng bản văn hóa gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh các huyện vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa do PGS.TS Nguyễn Thị Thúy chủ nhiệm (đề tài đã nghiệm thu năm 2019, xếp loại xuất sắc).

4. Đề tài cấp tỉnh: Giải pháp tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do PGS.TS Nguyễn Thị Thúy cố vấn (đề tài đã nghiệm thu năm 2021, xếp loại xuất sắc).

5. Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu giá trị các làng nghề trên địa bàn Thanh Hóa và đề xuất giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch bền vững của tỉnh do PGS.TS Nguyễn Thị Thúy cố vấn (đề tài đang thực hiện).

Bên cạnh đề tài cấp tỉnh, CBGV của bộ môn đã thực hiện 04 đề tài cấp bộ:

1. Đề tài cấp Bộ: Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học Lịch sử ở trường THPT tỉnh Thanh Hóa do TS. Hoàng Thanh Hải làm chủ nhiệm (đã được nghiệm thu năm 2012, xếp loại tốt).

2. Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu biển đổi kinh tế - xã hội và đặc trưng văn hóa vùng đất Tây Đô từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX do PGS.TS Nguyễn Thị Thúy chủ nhiệm (đề tài đã nghiệm thu năm 2013, xếp loại xuất sắc).

3. Đề tài cấp Bộ: Hợp tác chính trị - an ninh ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông từ 1991 đến 2016 do TS. Lê Sỹ Hưng chủ nhiệm (đề tài đã nghiệm thu năm 2019).

4.2. Sách chuyên khảo và tham khảo

  1. Nguyễn Thị Thúy (2014), Thành Tây Đô - Di sản văn hóa thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
  2. Lê Sỹ Hưng (viết chung) (1999), Một số vấn đề về lịch sử, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
  3. Lê Sỹ Hưng (viết chung) (2012), Quan hệ quốc tế thời hiện đại những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị Quốc gia.
  4. Hoàng Thanh Hải (Chủ biên) (2007), Nguyễn thị Định, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Vân, Lịch sử địa phương – Tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Đại học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Hà Nội.
  5. Nguyễn Thị Định (2016), “Vị thế của Pháp trong ngoại thương Việt Nam thời thuộc địa (1897 – 1940)”, Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, tr. 498 – 507.
  6. Nguyễn Thị Thu Hà (2016) (viết chung), Đại cương lịch sử Việt Nam,  Nxb Thanh Hóa.

Trong những năm qua, cán bộ, giảng viên trong bộ môn đã thực hiện hơn 20   đề tài cấp cơ sở, tích cực viết bài báo và hội thảo trên các tạp chí trung ương và trường, tiêu biểu PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy có bài báo quốc tế, thuộc danh mục ISI-Scopus.

5. Định hướng phát triển của Bộ môn trong tương lai

- Xây dựng bộ môn thành một tập thể đoàn kết, nhất trí, vững vàng về tư tưởng, mạnh về chuyên môn học thuật, trước mắt, tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy học các lớp, học phần do bộ môn phụ trách.

- Quan tâm xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên, động viên và tạo điều kiện để cán bộ trong bộ môn được học tâp, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn.

 

Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202109/Images/1a-anh-bo-mon-20210924124106-e.png

Bộ môn Lịch sử

Tin liên quan