26/02/2013
Tiểu vùng văn hóa Xứ ThanhXứ Thanh, một cách gọi dân gian chỉ tỉnh Thanh Hoá, một thực thể địa lý tự nhiên và văn hoá, khiến Pierre Pasquier, viên Toàn Quyền Đông Dương người Pháp trước kia coi Thanh Hoá không chỉ là một tỉnh mà là một Xứ (pays). Cái nhìn địa - văn hoá này đã được cha ông ta từ xa xưa thấu tỏ, do vậy, dù trải qua bao nhiêu triều đại, qua bao cuộc sát nhập và phân chia thì Xứ Thanh vẫn là Xứ Thanh, Thanh Hoá vẫn là Thanh Hoá.
06/10/2021
Cần hiểu đúng về khái niệm Việt Nam họcTrong những năm gần đây, Việt Nam học là một từ khoá “hot” đối với giới nghiên cứu khoa học nói riêng và xã hội nói chung. Ngành Việt Nam học liên tục được đưa vào danh mục đào tạo tại nhiều trường cao đẳng và đại học ở nước ta. Nhưng việc “ồ ạt” đào tạo Việt Nam học thiếu tính định hướng đã đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn cần phải được xem xét.
04/10/2021
Thần Độc Cước - Biểu tượng trong đấu tranh chống thế lực ngoại xâm và bảo vệ biển đảo của cộng đồng ngư dân Thanh HóaThần Độc Cước trong tín ngưỡng bản địa của cư dân vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong giao lưu với các tín ngưỡng ngoại lai được hiển hóa dưới nhiều hình hài khác nhau như: thiên thần, nhân thần, môn đệ của Phật, thánh hóa của Đạo giáo. Dù hiển hóa ở vai trò nào, hình tượng nào thần Độc Cước cũng thể hiện hình ảnh một vị thần luôn đồng cam, cộng khổ cùng nhân dân lao động. Bên cạnh đó hình tượng thần Độc Cước – hình tượng cậu bé đứng một chân được tôn thờ trong các thần điện, Phật điện là biểu tượng cho sự kiên cường, anh dũng của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống cái ác, cái hung bạo.
04/10/2021
Chợ ở miền núi xứ ThanhKhu vực miền núi xứ Thanh thuộc địa bàn 11 huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh; là khu vực rộng lớn với diện tích 7.893 km2 (chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh); có địa thế núi non hiểm trở với hệ thống bắc sông Mã là núi đá vôi tiếp nối của dãy Hoàng Liên Sơn và kết thúc bằng dãy Tam Điệp, có độ cao giảm dần từ 1.500 mét đến 100 mét, đỉnh cao nhất là Pù Luông (1.667 m) thuộc địa giới 2 xã Thanh Sơn (huyện Bá Thước) và Phú Xuân (huyện Quan Hóa); hệ thống nam sông Mã gồm các dãy phiến thạch, grannít chạy từ Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân sang Như Xuân… có độ cao trên dưới 1000 mét, đỉnh cao nhất là Bù Chó (1.122 m) thuộc xã Xuân Mỹ (huyện Thường Xuân).
04/10/2021
Sông Mã trong đời sống người Mường ở Thanh HóaSông Mã là hệ thống sông lớn thứ hai ở miền Bắc (sau sông Hồng) và lớn thứ tư ở Việt Nam (sau sông Mê Kông, sông Hồng và sông Đồng Nai). Sông Mã bắt nguồn từ dãy núi Bon Kho thuộc huỵên Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên), chảy theo hướng tây bắc - đông nam qua huyện sông Mã (tỉnh Sơn La), các huyện Mường Ét, Xiềng Khọ, Sốp Bau (tỉnh Hủa Phăn - Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hoá), huyện Mai Châu (tỉnh Hoà Bình), các huyện của tỉnh Thanh Hoá: Quan Hoá, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hoá, thành phố Thanh Hoá, Hoằng Hoá, Quảng Xương, thị xã Sầm Sơn… rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở dòng chính là sông Mã (cửa Hới - Lạch Trào) cùng hai phân lưu là sông Tào (cửa Lạch Trường) và sông Lèn (cửa Lèn - Lạch Sung).
04/10/2021
Du lịch sinh thái - Một loại hình du lịch bền vững hay lớp ngụy trang của du lịch đại chúng?Sau khoảng ba thập kỷ hình thành và phát triển, quan điểm của nhiều học giả về bản chất của du lịch sinh thái đã có những thay đổi. Từ cái nhìn lạc quan tuyệt đối vào vai trò của du lịch sinh thái như một hoạt động du lịch hoàn hảo và không gây tổn hại cho điểm du lịch, một số người bắt đầu nghi ngờ về bản chất của hiện tượng này và cho rằng du lịch sinh thái thực chất chính là sự ngụy trang của du lịch đại chúng, được các nhà kinh doanh du lịch sử dụng như một chiến lược quảng cáo để thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, nếu gắn với định hướng phát triển bền vững, du lịch sinh thái có sự vượt trội hẳn so với du lịch đại chúng cả về ba mặt: môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội.