31/03/2023

Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ cư dân vùng biên giới tỉnh Thanh Hóa phát triển sinh kế qua mô hình: Vườn rau hữu cơ sử dụng phân ủ từ chế phẩm sinh học tự làm phù hợp với địa hình vùng cao

Nằm trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho cư dân vùng biên giới tỉnh Thanh Hóa” do TS. Nguyễn Văn Thế làm chủ nhiệm đề tài, trong hơn 1 năm (từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023); nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hồng Đức đã tiến hành xây dựng mô hình: “Vườn rau hữu cơ sử dụng phân ủ từ chế phẩm sinh học tự làm và vườn rau trồng trên giá thể phù hợp với địa hình vùng cao cho cư dân vùng biên giới huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa” hướng đến mục tiêu phát triển sinh kế bền vững cho bà con.

19/10/2021

Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến tính chất việc làm của người dân khu kinh tế Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Nghi Sơn được xem như là một khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa được xây dựng từ năm 2006 bao gồm 12 xã. Hiện nay, khu kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) đã thu hút nhiều dự án quan trọng trong nước cũng như nước ngoài với tổng số 135 dự án. Để xây dựng KKTNS, tổng diện tích đất đã được thu hồi là 3.305,3 ha trong đó hộ gia đình bị ảnh hưởng khoảng 18.504 người (trong tổng số 22.670 hộ trong khu kinh tế Nghi Sơn). Số hộ gia đình bị thu hồi đất khoảng 4.624 hộ (trừ xã Hải Thượng và Hải Hà). Số lao động bị ảnh hưởng khoảng 17,605 người (trong tổng số 94,017 lao động ở khu kinh tế Nghi Sơn) (Báo cáo thường niên của UBND huyện Tĩnh Gia, 2013). Có thể nói Hải Yến là xã bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ quá trình công nghiệp hóa (CNH), 4 trong 5 thôn đã hoàn toàn di chuyển tới khu tái định cư. Đất canh tác, được xem là một công cụ rất quan trọng cho sự sống còn của nông dân đã bị chuyển đổi để xây dựng khu công nghiệp mới. Mặc dù quá trình công nghiệp hóa đã tạo ra các việc làm mới cho người dân nhưng những người nông dân không thể bắt kịp với tốc độ phát triển mạnh mẽ của triển kinh tế. Sau khi chuyển đổi đất, cơ cấu lao động hoàn toàn thay đổi. Mặt khác, các công ty công nghiệp không thể tuyển dụng được tất cả các lao động dôi dư của xã Hải Yến nên tình trạng thất nghiệp càng trở nên nghiêm trọng hơn.

12/10/2021

Ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội đến năng lực thoát nghèo bền vững của hộ gia đình dân tộc Mông tại tỉnh Thanh Hóa

Bài viết phân tích sự tác động của vốn xã hội đến năng lực thoát nghèo của hộ gia đình dân tộc Mông tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Vốn xã hội được giới hạn nghiên cứu trong bài viết ở hai khía cạnh: Vốn xã hội tác động đến người lao động của hộ; thể hiện thông qua sự giúp đỡ của chính quyền các cấp (trung ương và địa phương). Nghiên cứu cũng mô tả: những nguồn hỗ trợ để phát huy năng lực thoát nghèo mà hộ gia đình dân tộc Mông nhận được, sự tham gia và đánh giá hiệu quả của người dân về các hoạt động hỗ trợ. Ngoài ra bài viết còn chỉ ra vai trò hỗ trợ của chính quyền các cấp trong quá trình hỗ trợ của người dân tộc Mông để vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.

04/10/2021

Công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh có hành vi lệch chuẩn học đường

Lệch chuẩn hành vi ở học sinh không còn là vấn đề mới hiện nay ở nước ta. Điều đáng nói là vấn đề này vẫn ngày càng gia tăng và có xu hướng phức tạp hơn. Thời gian gần đây, nhiều trường phổ thông đã và đang nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực đối với vấn đề lệch chuẩn hành vi ở học sinh. Bài viết này tác giả phân tích cơ sở, vai trò của công tác xã hội như một giải pháp thiết yếu trong việc hỗ trợ can thiệp học sinh có hành vi lệch chuẩn học đường.

04/10/2021

Vai trò của người cao tuổi trong hoạt động sản xuất gia đình ở Thanh Hóa

Từ việc phân tích một số kết quả nghiên cứu về vai trò của người cao tuổi trong gia đình ở Thanh Hóa năm 2018, bài viết chỉ ra vai trò của người cao tuổi đối với hoạt động sản xuất của gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy người cao tuổi có những đóng góp nhất định đối với hoạt động sản xuất của gia đình như việc ra quyết định, hỗ trợ vốn, lao động tạo thu nhập, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, trong xã hội công nghiệp, tri thức, kinh nghiệm sản xuất của người cao tuổi phần nào trở nên không còn phù hợp dẫn đến vai trò tham gia hoạt động sản xuất gia đình có sự suy giảm so với trước đây.

04/10/2021

Hiện trạng kế thừa nghề nghiệp trong tình hình gia tăng hiện tượng di động nghề nghiệp

Di động nghề nghiệp là một hiện tượng tất yếu trong xã hội hiện đại và có những tác động tích cực, mạnh mẽ tới sự phát triển của xã hội. Có hai hướng nghiên cứu cơ bản về di động nghề nghiệp: hướng thứ nhất: các nhà xã hội học chỉ rõ sự di động nghề nghiệp trong một xã hội có sự phân tầng khép kín, hướng thứ hai: phân tích di động xã hội trong sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế. Di động nghề nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với kế thừa nghề nghiệp, bởi di dộng nghề nghiệp xóa dần đi hiện tượng cha truyền con nối một nghề cụ thể. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn đang diễn ra sự tiếp nối nghề nghiệp giữa các thế hệ ở vùng nông thôn với những người làm nông nghiệp, còn những người ở đô thị và xuất thân từ tầng lớp khá giả khả năng di động nghề của họ mạnh mẽ hơn.

Tin nổi bật

Tuyển sinh