18/09/2017

Dấu ấn văn hóa Trung Hoa trong truyện ngắn Lỗ Tấn

Lỗ Tấn là nhà văn lớn có vai trò đặt nền móng cho văn học hiện đại Trung Quốc, từng được Quách Mạt Nhược đánh giá là: “trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”. Truyện ngắn là một bộ phận trọng yếu trong hệ thống “trước tác đẳng thân” của Lỗ Tấn, chứa đựng nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú, có ảnh hưởng sâu rộng cả ở trong và ngoài nước. Trong đó, văn hóa Trung Quốc là thành tố quan trọng góp phần làm nên giá trị truyện ngắn của ông.

10/09/2023

Sách “Tài liệu giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa " của PGS.TS Mai Văn Tùng, PGS.TS Hoàng Thanh Hải.

Cùng với nguồn tư liệu nghiên cứu thực địa, nhóm tác giả gồm PGS.TS Mai Văn Tùng và PGS.TS Hoàng Thanh Hải đã kế thừa có chọn lọc những thành quả khoa học, biên soạn hệ thống thành cuốn sách có ý nghĩa trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, khoa học và giáo dục, với mục tiêu là giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa về một vùng đất cụ thể - huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ngoài các phần Lời giới thiệu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của cuốn sách gồm 4 chương.

05/08/2023

Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên khoa Khoa học xã hội năm học 2022 - 2023

Cùng với đào tạo, trong năm học 2022-2023, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên khoa Khoa học xã hội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần đáng kể vào kết quả chung của khoa trong năm học và tạo động lực cho sự thàng công của hoạt động nghiên cứu khoa học trong năm học tới.

03/07/2023

Những xuất bản mới của TS. Trịnh Thị Phan - Giảng viên khoa Khoa học xã hội

Nhiệm vụ đào tạo nhân lực có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề và các trung tâm đào tạo phát triển trên cả nước, đáp ứng nhu cầu của người học quan tâm đến các chuyên ngành du lịch. Từ đó đòi hỏi sự đa dạng về chương trình đào tạo, hệ thống giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo… phục vụ đào tạo. Những xuất bản của TS. Trịnh Thị Phan: Phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ - Cơ sở lý luận và thực tiễn (chủ biên); Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam (đồng tác giả) là tài liệu tham khảo thiết thực, phần nào đáp ứng nhu cầu học tập và tìm hiểu của sinh viên, giảng viên chuyên ngành Du lịch và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực du lịch.

11/04/2023

Sự biến đổi cơ cấu dân số ở thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Nghiên cứu về cơ cấu dân số giúp nhận diện rõ bức tranh dân số của mỗi quốc gia đang diễn tiến như thế nào để có những định hướng phát triển dân số phù hợp; vừa phát triển kinh tế bền vững và đảm bảo giáo dục, an sinh xã hội. Thành phố (TP) Sầm Sơn là đô thị lớn đang trong quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ của tỉnh Thanh Hóa; yêu cầu đánh giá về biến đổi cơ cấu dân số càng có ý nghĩa quan trọng. Về mặt lí luận, bài báo góp phần làm sáng tỏ các khái niệm; lựa chọn hệ thống chỉ tiêu, phương pháp vận dụng để nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu dân số ở một địa bàn cụ thể. Về mặt thực tiễn, bài báo đã đánh giá sự biến đổi cơ cấu dân số ở TP Sầm Sơn trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội trên các khía cạnh: cơ cấu dân số theo tôn giáo, dân tộc, giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa…; Bài báo đánh giá cụ thể tới 11 xã/phường của thành phố; so sánh với toàn tỉnh và một số đô thị khác trong tỉnh Thanh Hóa; tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh cơ cấu dân số phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội ở TP Sầm Sơn trong tương lai.

04/04/2023

Sách “Tri thức bản địa trong hoạt động nông nghiệp của người Thái ở Thanh Hóa" của PGS.TS Mai Văn Tùng

Trong những thập kỷ vừa qua, PGS.TS Mai Văn Tùng có điều kiện điền dã nghiên cứu các tộc người ở khu vực miền núi Thanh Hóa, nhận thấy người Thái ở khu vực này không chỉ đông về dân số, có lịch sử cư trú lâu đời, có nền văn hoá  đặc sắc mà còn có cả một kho tàng tri thức dân gian trong hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là những kinh nghiệm truyền thống trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và khai thác các nguồn lợi tự nhiên. Đó là nguồn tri thức bản địa được đúc kết từ chính trong quá trình lao động, góp phần giải quyết vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm nhưng ít làm tổn hại đến hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học. Từ nguồn tư liệu dân tộc học trong nghiên cứu thực địa, PGS.TS Mai Văn Tùng đã hệ thống thành công trình khoa học "Tri thức bản địa trong hoạt động nông nghiệp của người Thái ở Thanh Hóa". Đây là chuyên khảo có ý nghĩa trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.

26/03/2023

Xác định các cực tăng trưởng ở Việt Nam

Dựa vào lý thuyết cực tăng trưởng và điều kiện thực tế ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn 8 chỉ số xác định các cực tăng trưởng gồm: mật độ kinh tế, Herfindahl-Hirschman, phân cực, tỷ trọng hàng xuất khẩu, tỷ trọng đầu tư nước ngoài, chuyển đổi số, thu ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân đầu người. Tác giả đã sử dụng 8 chỉ số này để xác định các cực tăng trưởng ở Việt Nam. Kết quả, ở Việt Nam hiện nay có 2 cực tăng trưởng cấp quốc gia là TP Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội; 06 cực cấp vùng là Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Thanh Hóa, Quảng Ninh và Bắc Ninh; 06 địa phương có triển vọng trở thành cực tăng trưởng cấp vùng trong 5-10 năm tới là Bắc Giang, Thái Nguyên, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Nghệ An và Hải Dương. Bài báo cũng đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh sự phát triển của các cực tăng trưởng này. Từ khóa: Cực tăng trưởng, Việt Nam, Chỉ số

23/03/2023

Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa

Du lịch nông nghiệp (Agritourism) được hiểu là loại hình cung cấp dịch vụ trải nghiệm cho du khách dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Du lịch nông nghiệp mang lại lợi ích về tài chính, giáo dục và xã hội cho khách du lịch, nhà sản xuất và cộng đồng. Khai thác và phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp hướng tới tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, tăng hiệu quả tiếp thị sản phẩm nông nghiệp đồng thời góp phần đa dạng sản phẩm cho ngành du lịch là một hướng đi khá phổ biến ở nhiều vùng nông thôn của nước ta. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng (đứng thứ 4/63), dân số đông (đứng thứ 3/63) với nền nông nghiệp đa dạng là điều kiện để xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp hấp dẫn du khách. Những năm gần đây, du lịch nông nghiệp ở Thanh Hóa đã được quan tâm, khai thác nhằm đa dạng sản phẩm và mang lại những trải nghiệm nông nghiệp thú vị cho du khách trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, du lịch nông nghiệp Thanh Hóa còn khá nghèo nàn về số lượng điểm đến cũng như các hình thức trải nghiệm được cung cấp cho du khách dẫn đến hiệu quả khai thác chưa cao. Bài báo sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như thu thập xử lý tài liệu; phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực địa… Trên cơ sở phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) đối với phát triển du lịch nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển loại hình du lịch này ở địa phương.

07/03/2023

Kết cấu trong các bài gọi vía của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

“Hát gọi vía của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa” là đề tài Nghiên cứu khoa học do nhóm sinh viên: Hà Văn Nghiệp, Nguyễn Thị Ánh, Hà Thị Nhung thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Thị Quế. Đề tài đạt giải nhì cấp trường đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, năm 2021. Dưới đây, là bài tạp chí trong khuôn khổ đề tài của nhóm nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức, số 58, năm 2022.

Tin nổi bật

Tuyển sinh