Chuyến tham quan, thực tế Tiếng Việt ý nghĩa của Lưu học sinh Lào

07/06/2023

Ngày 23-26/3/2023, Khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức cho lớp lưu học sinh Lào đang học tiếng Việt đi tham quan, thực tế tại thủ đô Hà Nội. Chuyến đi do TS. Lê Thị Bình (phụ trách lớp) làm trưởng đoàn. Chương trình thực tế nhằm giúp các lưu học sinh có những kiến thức thực tế về các địa danh, điểm du lịch văn hóa tiêu biểu tại Hà Nội; rèn luyện thực tế năng lực nghe, giao tiếp tiếng Việt; đồng thời, giúp các lưu học sinh có thêm hiểu biết về những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, về đất nước và con người Việt Nam, góp phần tô thắm tình hữu nghị giữa hai đất nước Việt - Lào.

 

Tại Hà Nội, các lưu học sinh đã được tham quan các địa danh nổi tiếng: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Di tích lịch sử K9 Đá Chông, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Các điểm đến đều là những di tích lịch sử, văn hóa ý nghĩa hàng đầu của đất nước Việt Nam, đặc biệt là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, người bạn lớn của Đảng, cách mạng và nhân dân các bộ tộc Lào. Tại các điểm tham quan, đoàn lưu học sinh Lào có dịp tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, các em được trực tiếp giao lưu với khách du lịch, giao lưu với các nghệ nhân dân gian, các hướng dẫn viên bằng tiếng Việt một cách tự tin, trôi chảy… Không những vậy, các em còn đặt những câu hỏi với các thầy cô giáo thể hiện sự khám phá văn hóa, sư tương đồng và khác biệt văn hóa Việt – Lào. Điều này thể hiện chương trình giáo dục tiếng Việt cho học sinh Lào của nhà trường có chất lượng tốt, sát thực tiễn, đảm bảo cho Lưu học sinh Lào sẵn sàng bước vào học chuyên ngành Đại học, Thạc sĩ trong năm học 2023-2024.

 

Chuyến tham quan, học tập thực tế khép lại trong sự phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt các em.  Những kết quả thu hoạch được qua các hoạt động học tập, trải nghiệm thực tế như vậy giúp các em trau dồi thêm kiến thức thực tiễn về văn hóa, xã hội và lịch sử Việt Nam, đặc biệt tăng cường kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại Việt Nam, đồng thời cũng giúp chất lượng đào tạo của Nhà trường ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, điều này còn góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Việt – Lào từ trước đến nay cụ thể hơn là hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa phăn.

 

Một số hình ảnh trong chuyến tham quan, thực tế Tiếng Việt

 

Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202304/Images/truoc-lang-bac1-20230409112539-e.jpg

Các lưu học sinh chụp ảnh lưu niệm tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202304/Images/lang-bac-20230409112710-e.jpg

Nghe thuyết minh trong khuôn viên khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202304/Images/da-chong-20230409112824-e.jpg

Tham quan Khu di tích lịch sử K9 Đá Chông

Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202304/Images/kme-20230409112926-e.jpg

Trước ngôi chùa Khơ me trong làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202304/Images/kme2-20230409113635-e.jpg
 
Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202304/Images/khome-20230409113652-e.jpg
Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202304/Images/bana-20230409113055-e.jpg

Xem biểu diễn văn nghệ ở làng Bana

Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202304/Images/edee-20230409113537-e.jpg

Giao lưu văn hóa làng Ê đê

 

Tin bài: BBT Website khoa KHXH

 

Tin nổi bật

Tuyển sinh

TIN LIÊN QUAN