01/10/2021
Tham dự hội thảo có ông Trịnh Trọng Nam - Phó Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện lãnh đạo các phòng chức năng; các tác giả có bài tham luận; các cán bộ giảng viên cùng đông đảo sinh viên, học viên và NCS của khoa Khoa học Xã hội.
Quang cảnh hội thảo
Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 20 báo cáo tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, các cán bộ giảng viên trong và ngoài trường. Nhìn chung các báo cáo tham luận đã tập trung làm sáng rõ được nhiều vấn đề mấu chốt trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới và được Ban tổ chức chọn lọc, tổ hợp lại theo hai chủ đề chính sau: Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá trong đào tạo sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; Đổi mới nghiên cứu và dạy học các môn khoa học xã hội trong chương trình giáo dục trung học phổ thông mới.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận, làm rõ một số vấn đề như: Dạy học phần từ vựng – ngữ nghĩa học cho sinh viên Sư phạm ngành Ngữ Văn trong tình hình mới; đổi mới hướng nghiệp từ các học phần Hán Nôm đối với ngành Sư phạm Ngữ Văn, trường Đại học Hồng Đức; phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh trong hoạt động hướng dẫn đọc hiểu văn bản thơ trữ tình – Một số thuận lợi, khó khăn và giải pháp;…Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đã đi sâu thảo luận về những điểm mới và khó của sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, đánh giá năng lực đáp ứng chuẩn đầu ra, phương pháp tự học ở trường đại học, học ở những giờ thực tế, thực tập của sinh viên và tích hợp giáo dục kỹ năng mềm sinh viên thông qua các môn học/học phần và các hoạt động giáo dục.
Ông Trịnh Trọng Nam - Phó Trưởng phòng Giáo dục phổ thông,
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa trình bày tham luận tại hội thảo
Với tinh thần khoa học nghiêm túc, Hội thảo đã thực sự trở thành trở thành một diễn đàn khoa học để các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cán bộ giảng viên trong và ngoài trường công bố những kết quả nghiên cứu mới, trao đổi học thuật, chuyên môn nghiệp vụ. Trên cơ sở đó, tìm ra các giải pháp nhằm đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá trong đào tạo sinh viên ngành sư phạm Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập./.
PGS.TS. Đậu Bá Thìn - Phó trưởng phòng QLĐT phát biểu ý kiến tại hội thảo
Các đại biểu tham dự trình bày tham luận tại hội thảo
Đại diện sinh viên phát biểu ý kiến tại hội thảo
BBT website