TS. Lê Thị Hợi
A. Thông tin cá nhân
1. Họ và tên: LÊ THỊ HỢI Giới tính: Nữ
2. Ngày, tháng, năm sinh: 05/03/1983. Nơi sinh: Thanh Hóa
3. Quê quán: Yên Định, Thanh Hóa. Dân tộc: Kinh
4. Nơi ở hiện nay: Thành phố Thanh Hóa
5. Học hàm, Học vị: Th.S. Xã hội học
6. Chức vụ: Giảng viên ; Đơn vị công tác: Bộ môn Xã hội học, Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức.
7. Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Xã hội học, Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, 565 Quang Trung, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa ; Điện thoại: 0974208986 ; Email: lethihoi@hdu.edu.vn
8. Quá trình đào tạo
Hệ đào tạo: Chính quy.
Thời gian đào tạo từ: 9/2003 đến 6/ 2007
Nơi học: Trường Đại học Công Đoàn, Hà Nội
Ngành học: Xã hội học
Hệ đào tạo: Chính quy.
Thời gian đào tạo từ: 27/10/2009 đến 27/10/2012
Nơi học: Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngành học: Xã hội học
Hệ đào tạo: Chính quy. Thời gian đào tạo từ: 19/9/2016 đến 19/9/2019
Nơi học: Học viện Khoa học Xã hội
9. Quá trình công tác: Từ tháng 01/2008 đến nay, Bộ môn Xã hội học, Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức
B. Hoạt động nghiên cứu khoa học
1. Lĩnh vực nghiên cứu: Giới, gia đình, chính sách và Người cao tuổi
2. Đề tài đã thực hiện
- Nguồn lực gia đình đối với di động nghề nghiệp liên thế hệ ở thành phố Thanh Hoá (2013). Đề tài cấp cơ sở, trường Đại học Hồng Đức. Thành viên.
- Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình tại xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (2015). Đề tài cấp cơ sở, trường Đại học Hồng Đức. Thành viên.
- Nghiên cứu sự tham gia các hoạt động cộng đồng của NCT ở phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa. Đề tài cấp cơ sở, trường Đại học Hồng Đức, 2017-2018. Chủ nhiệm đề tài.
- Khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với một số dịch vụ công. Đề tài Sở Nội vụ, từ 2013 đến nay. Thành viên.
- Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thoát nghèo bền vững của hộ gia đình dân tộc thiểu số miền núi Thanh Hóa hiện nay. Đề tài cấp tỉnh, 2018-2020). Thành viên.
3. Bài nghiên cứu đã công bố
- Lê Thị Hợi (2012), Hiện trạng trẻ em lang thang ở thành phố Thanh Hóa: Những vẫn đề đặt ra cho công tác xã hội. Hội thảo quốc tế về Công tác xã hội tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2012.
- Lê Thị Hợi (2013), Áp dụng thuyết tương tác biểu trưng và thuyết lựa chọn duy lý
trong nghiên cứu vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ, tạp chí Khoa học trường Đại học Hồng Đức, số 16, năm 2013.
- Lê Thị Hợi (2013), Đánh giá của người dân về hiệu quả của Chương trình 135 –II tới một số khía cạnh trong đời sống của hộ gia đình miền núi hiện nay, tạp chí Đông Nam Á, số năm 2013.
- Lê Thị Hợi (2017), Uy tín và sự kính trọng người cao tuổi trong gia đình hiện nay, tạp chí Đại học Hồng Đức, số đặc biệt 8, năm 2017, tr. 109-114.
- Lê Thị Hợi (2018), Hoạt động cộng đồng của người cao tuổi ở phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa, tạp chí Đại học Hồng Đức, năm 2018, tr. 65-72.
- Lê Thị Hợi (2019), Thực trạng người cao tuổi tham gia hoạt động giáo dục con cháu trong gia đình ở Thanh Hóa. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 7/2019, tr. 321-325.
- Lê Thị Hợi (2019), Vai trò của người cao tuổi trong hoạt động sản xuất gia đình ở Thanh Hóa.Tạp chí Khoa học Đại học Sài gòn. Số 66, tháng 6/2019, tr. 75-84.
- Lê Thị Hợi (2019), Người cao tuổi tham gia chăm sóc con cháu trong gia đình ở Thanh Hóa. Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, tháng 12/ 2019, tr. 60-66.
C. Hoạt động đào tạo
Các học phần giảng dạy:
- Xã hội học giới
- Xã hội học chính trị
- An sinh và chính sách xã hội
- Xã hội học đại cương
- Xã hội học giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học
- Cơ sở văn hóa Việt Nam.