Những xuất bản mới của TS. Trịnh Thị Phan - Giảng viên khoa Khoa học xã hội

7/3/2023 9:47:45 PM
Nhiệm vụ đào tạo nhân lực có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề và các trung tâm đào tạo phát triển trên cả nước, đáp ứng nhu cầu của người học quan tâm đến các chuyên ngành du lịch. Từ đó đòi hỏi sự đa dạng về chương trình đào tạo, hệ thống giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo… phục vụ đào tạo. Những xuất bản của TS. Trịnh Thị Phan: Phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ - Cơ sở lý luận và thực tiễn (chủ biên); Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam (đồng tác giả) là tài liệu tham khảo thiết thực, phần nào đáp ứng nhu cầu học tập và tìm hiểu của sinh viên, giảng viên chuyên ngành Du lịch và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực du lịch.

 

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (theo QĐ số 147/QĐ-TTg) đã đặt mục tiêu đưa “Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững…” vào năm 2030. Hướng tới mục tiêu đó, ngành du lịch đồng thời sẽ tạo ra 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 – 9%/năm. Do vậy, ước tính trung bình mỗi năm ngành du lịch có nhu cầu khoảng 100.000 lao động. Thực tế này tạo ra cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho công tác đào tạo nhân lực du lịch, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số và dịch chuyển lao động toàn cầu.

Nhiệm vụ đào tạo nhân lực có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề và các trung tâm đào tạo phát triển trên cả nước, đáp ứng nhu cầu của người học quan tâm đến các chuyên ngành du lịch. Từ đó đòi hỏi sự đa dạng về chương trình đào tạo, hệ thống giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo… phục vụ đào tạo. Những xuất bản của TS. Trịnh Thị Phan: Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam (đồng tác giả); Phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ - Cơ sở lý luận và thực tiễn (chủ biên) là tài liệu tham khảo thiết thực, phần nào đáp ứng nhu cầu học tập và tìm hiểu của sinh viên, giảng viên chuyên ngành Du lịch và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực du lịch.

Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202307/Images/phan-1-20230703094532-e.png

Cuốn Phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ - Cơ sở lý luận và thực tiễn” (Nxb. Thông tin và Truyền thông, 2022) gồm 03 chương: Chương 1 – Cơ sở khoa học về phát triển du lịch; Chương 2 – Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ; Chương 3 – Định hướng và giải pháp phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2030. Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở kế thừa những kết quả khảo sát và nghiên cứu từ đề tài luận án: “Nghiên cứu phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” của chính tác giả. Bởi vậy, ngoài phần lý luận, nội dung chính của cuốn sách phản ánh kết quả khảo sát và đánh giá sự phát triển du lịch của vùng Bắc Trung Bộ 15 năm đầu thế kỉ XXI ở cả phương diện ngành và lãnh thổ.

Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202307/Images/phan2-20230703101508-e.jpg

Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội, 2023) gồm 9 chương với các vấn đề: khái quát chung về du lịch (chương 1), điều kiện phát triển du lịch (chương 2), thời vụ du lịch (chương 3), loại hình và sản phẩm du lịch (chương 5), nguồn nhân lực trong du lịch (chương 6), chất lượng dịch vụ du lịch (chương 7), quản lý nhà nước về du lịch (chương 8), xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và ở Việt Nam (chương 9). Hệ thống kiến thức lý thuyết làm cơ sở khoa học trong cuốn sách được tổng hợp và tiếp cận trên quan điểm hiện đại và đa chiều từ nhiều nguồn công bố tin cậy. Cấu trúc một số nội dung bám sát thực tiễn đào tạo và nghiên cứu liên quan đến du lịch Việt Nam. Trong “Lời giới thiệu” của cuốn sách, GS. TSKH. Phạm Hoàng Hải – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - nhận xét: “Chuyên khảo đã hệ thống và khái quát những kiến thức làm cơ sở khoa học cũng như nghiên cứu chọn lọc các vấn đề thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã rất cố gắng song các tài liệu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nhóm tác giả hy vọng nhận được nhiều phản hồi từ phía các giảng viên, sinh viên, nhà nghiên cứu.

Tác giả

 

Tin liên quan