PGS. TS Lê Tú Anh

31/10/2024

 

 

A. Thông tin cá nhân

1. Họ tên: LÊ TÚ ANH

2. Ngày tháng năm sinh: 08/5/1972

3. Quê quán: Thọ Ngọc, Triệu Sơn, Thanh Hóa

4. Nơi ở hiện nay: Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

5. Học hàm, Học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ

6. Chức vụ: Giảng viên cao cấp, Phó trưởng khoa Khoa học xã hội

Đơn vị công tác: Bộ môn Ngữ văn, khoa Khoa học xã hội

7. Địa chỉ liên hệ: Khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Hồng Đức

Điện thoại: 0982273209; Email: letuanh@hdu.edu.vn 

8. Quá trình đào tạo

Trình độ

Hình thức đào tạo

Năm tốt nghiệp

Nơi đào tạo

Ngành/Chuyên ngành

Đại học

Chính quy

1993

ĐHSP Hà Nội I

Sư phạm Ngữ Văn

Thạc sĩ

Chính quy

1996

ĐHSP Hà Nội I

Văn học Việt Nam

Tiến sĩ

Chính quy KTT

2010

Viện Văn học

Văn học Việt Nam

Đại học

Vừa làm vừa học

2011

ĐH Hồng Đức

Sư phạm Tiếng Anh

CCLL

Chính quy KTT

2018

HV Chính trị QG Hồ Chí Minh

LLCT

9. Quá trình công tác

Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

1994-2000

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa

Giáo viên môn Ngữ Văn

2000-2014

Trường ĐH Hồng Đức – Thanh Hóa

Giảng viên, Giảng viên chính, Phó trưởng BM

2015-nay

Trường ĐH Hồng Đức – Thanh Hóa

Giảng viên cao cấp, Phó trưởng khoa

 

B. Hoạt động nghiên cứu khoa học

1. Lĩnh vực nghiên cứu chính

- Văn học Việt Nam cận hiện đại

- Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới, hội nhập

- Văn học trong mối quan hệ với văn hóa

2. Sách đã xuất bản

1. Lê Tú Anh, Tiểu thuyết Việt Nam 1900-1930 (chuyên luận), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012.

2. Đức Ninh (chủ biên) - Lê Tú Anh - Nguyễn Sỹ Tuấn - Lê Thị Hòa - Trần Thúc Việt, Quá trình hình thành thể loại tiểu thuyết hiện đại trong văn học Việt Nam và một số nước Đông Nam Á (chuyên khảo), Nxb Văn học, Hà Nội, 2016.

3. Lê Tú Anh, Văn xuôi Việt Nam hiện đại: khảo cứu và suy ngẫm (tiểu luận - phê bình), Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2018.

4. Lê Tú Anh, Đề tài tha hương trong văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XXI (chuyên luận), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2019.

3. Sách tham gia biên soạn

1. Trường Đại học Hồng Đức, Lý thuyết phê bình văn học hiện đại – Tiếp nhận và ứng dụng, Nxb Đại học Vinh, 2013.

2. Trường Đại học Hồng Đức – Tạp chí Văn nghệ quân đội, Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Nxb Văn học, Hà Nội, 2019.

3. Trường Đại học Hồng Đức – Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà thơ Lê Tuấn Lộc – tác giả và tác phẩm, Kỷ yếu hội thảo, Nxb Thanh Hóa, 2020.

4. Đề tài đã thực hiện

1. Nghiên cứu đặc điểm của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1900-1930, đề tài cấp cơ sở, chủ trì, nghiệm thu 2009.

2. Nghiên cứu sự hình thành và vận động của thể loại tự truyện trong nền văn học hiện đại Việt Nam, đề tài cấp cơ sở, chủ trì, nghiệm thu 2011.

3. Nghiên cứu, xác lập hệ thống tiêu chí làng, bản văn hóa phát triển bền vững với các vùng miền đáp ứng yêu cầu xây dựng mô hình nông thôn mới ở Thanh Hóa, đề tài cấp tỉnh, thành viên nghiên cứu, nghiệm thu 2014.

4. Văn xuôi Việt Nam về đề tài tha hương thập niên đầu thế kỷ XXI, đề tài cấp Bộ, chủ trì, nghiệm thu 2015.

5. Quá trình hình thành thể loại tiểu thuyết hiện đại trong văn học của Việt Nam và của một số nước Đông Nam Á, Đề tài do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) tài trợ, thành viên nghiên cứu chủ chốt, nghiệm thu 2016.

6. Phát huy giá trị truyền thống của người Thanh Hóa vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đề án cấp tỉnh, tham gia, sắp nghiệm thu.

5. Bài nghiên cứu đã công bố

5.1. Đăng báo, ấn phẩm

1. Lê Tú Anh, “Vẻ đẹp tâm hồn người lính trong tiểu thuyết Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai”, In trong Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb Thanh Hóa, 2004, tr. 13-16.

2. Lê Tú Anh, Tản Đà - Từ cậu ấm con quan đến nhà văn quốc ngữ “Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu”, Báo Văn nghệ Trẻ, Số 44, 2004.

3. Lê Tú Anh, Nam Cao – Nhà văn hiện thực, Báo Văn nghệ Trẻ, Số 51, 2004.

4. Lê Tú Anh (đồng tác giả), Tố Hữu – Nhà thơ lớn của nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 110-118.

5. Lê Tú Anh, Kết cấu nghệ thuật độc đáo của bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa”, Báo Văn nghệ Trẻ, Số 46, 2005.

6. Lê Tú Anh, Tự truyện và tiểu thuyết trong Gia đình bé mọn”, Báo Văn nghệ, Số 15, 2006.

7. Lê Tú Anh, Nghĩ về phê bình văn học của ta hiện nay, Báo Văn nghệ Trẻ, Số 48, 2006.

8. Lê Tú Anh (đồng tác giả), Trương Vĩnh Tuấn – Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà văn, 2006, tr. 197-204.

9. Lê Tú Anh (đồng tác giả), Kiều Vượng – Tác giả, tác phẩm, Nxb Thanh Hóa, 2007.

10. Lê Tú Anh, Người lang thang trên cánh đồng thơ, Báo Văn nghệ, Số 20, 2007.

11. Lê Tú Anh, Lý luận, phê bình trong ngòi bút Trần Hoài Anh, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, Số 201/2011, tr. 84-86.

12. Lê Tú Anh, Đặc sắc tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy, Tạp chí Xứ Thanh, 11/2018, tr. 64-69.

13. Lê Tú Anh, “Sự kết hợp thú vị giữa thể loại và đề tài ở trường hợp Lê Tuấn Lộc”, in trong Nhà thơ Lê Tuấn Lộc – tác giả, tác phẩm, Nxb Thanh Hóa, 2020, tr. 9-18.

14. Lê Tú Anh, “Thẩm định các giá trị văn học - Nhìn lại để vững tin đi tới”, In trong Ấn tượng và chân dung, Nxb Văn học, Hà Nội, 2021, tr. 92-101.

5.2. In trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế

15. Lê Tú Anh, Truyền thống và cách tân trong các dạng thức kết cấu tiểu thuyết quốc ngữ giai đoạn giao thời, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Boundaries in Literature (Những lằn ranh văn học), Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh xuất bản, 2011, tr. 146-161.

16. Lê Tú Anh, Đề tài tha hương trong văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn toàn cầu hóa, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Vietnamese and Japanese literature in the globalization context (Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa), Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2015, tr. 384-397.

17. Lê Tú Anh, Bán đảo Đông Dương – Giao lưu khu vực và quốc tế đầu thế kỷ XX qua du ký của Phạm Quỳnh, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Vietnam and the Oriental Cultural Exchanges (Việt Nam – Giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông), Nxb ĐHQG Tp Hồ Chí Minh, 2017, tr. 917-925.

18. Lê Tú Anh, Sáng tác của Ngọc Giao từ góc nhìn phê bình sinh thái, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Ecocriticism: Local and Global voices (Phê bình sinh thái: Tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr. 564-576.

19. Le Tu Anh, Topic of migration in contemporary Vietnamese prose, Language, Society, and Culture in Asian Contexts, International Conference Proceedings, Media Nusa Creative, 2019, ISBN 978-602-462-248-0.

20. Le Tu Anh, Ecological crisis and lessons about trauma in modern Vietnamese literature, International Conference Proceedings, VNU HCM Press, 2019, ISBN 978-604-73-7135-8.

5.3. In trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia

21. Lê Tú Anh, Gia đình bé mọn dưới góc nhìn thể loại, In trong Tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975, Nxb Đại học Vinh, 2012, tr. 145-156.

22. Lê Tú Anh, Tính khả dụng của nho giáo trong đời sống đương đại (Qua diễn ngôn Hồ Quy Ly), In trong Lịch sử và văn hóa cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, Nxb Phụ nữ - Viện Văn học, Hà Nội, 2012, tr. 296-310.

23. Lê Tú Anh, Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng, nghĩ về văn học chấn thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu, In trong Lý thuyết phê bình văn học hiện đại – Tiếp nhận và ứng dụng, Nxb Đại học Vinh, 2013, tr. 111-121.

24. Lê Tú Anh, Tiểu thuyết nghĩa hiệp ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX, In trong Kỷ yếu hội thảo quốc gia Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ, Tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, 2016, tr. 90-100.

25. Lê Tú Anh, Những thể nghiệm theo tinh thần hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Thuận, In trong Kỷ yếu hội thảo quốc gia Văn học Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2016, tr. 501-511.

26. Lê Tú Anh, Văn xuôi về đề tài tha hương – Một thành tựu của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI, In trong Văn học Việt Nam ba mươi năm đổi mới (1986 – 2016) sáng tạo và tiếp nhận, Nxb Văn học, Hà Nội, 2017, tr. 279-294.

27. Lê Tú Anh, Tiểu thuyết quốc ngữ đầu thế kỷ XX: cuộc “ra quân” đầu tiên về đề tài lịch sử dân tộc, Kỷ yếu hội thảo quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc, Nxb Văn học, Hà Nội, 2019, tr. 11-24.

5.4. Đăng trên các tạp chí

28. Lê Tú Anh, Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học giai đoạn 1900-1930, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 9, 2007, tr. 85-99.

29. Lê Tú Anh, Truyện Thầy Lazaro Phiền và dòng tiểu thuyết “Tự thuật” giai đoạn đầu thế kỷ XX, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 5, 2007, tr. 46-51.

30. Lê Tú Anh, Thử đề xuất một cách phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 7, 2009, tr. 48-61.

31. Lê Tú Anh, Tây phương mỹ nhơn trên nền cảm hứng đạo lý trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn giao thời, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Số 7, 2009, tr. 3-8.

32. Lê Tú Anh, Ba mô hình kết cấu cơ bản trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn giao thời, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 2, 2010, tr. 91-97.

33. Lê Tú Anh, Phan Bội Châu niên biểu (Phan Bội Châu) và Giấc mộng lớn (Tản Đà) - Những bước đi đầu tiên của tự truyện Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Số 12, 2010, tr. 8-16.

34. Lê Tú Anh, Tự truyện như một thể loại văn học - Thành tựu và giới hạn, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Số 17, 2011, tr. 18-27.

35. Lê Tú Anh, Đạm Phương Nữ Sử và cốt cách của một tiểu thuyết gia giai đoạn giao thời, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, Số 8, 2011, tr. 29-35.

36. Lê Tú Anh, Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn giao thời, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 5, 2012, tr. 84-98.

37. Lê Tú Anh - Phạm Thị Hân, Tuần báo Tiểu thuyết thứ năm trong quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Hồng Đức, Số 12, 2012, tr. 5-12.

38. Lê Tú Anh, Tiểu thuyết quốc ngữ đầu thế kỷ XX và chức năng dự báo của văn học, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 3, 2013, tr. 98-109.

39. Lê Tú Anh, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, Số 2, 2013, tr. 57-63.

40. Lê Tú Anh - Vũ Thị Thủy, Đóng góp của Ngọc Giao vào thành tựu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Hồng Đức, Số 16, 2013, tr. 5-10.

41. Lê Tú Anh, Một tiểu thuyết mới đầu thế kỷ XX, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Số 359, 2014, tr. 110-113.

42. Lê Tú Anh, Đề tài con người tha hoá trong tiểu thuyết quốc ngữ đầu thế kỷ XX, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Số 361, 2014, tr. 81-84.

43. Lê Tú Anh, Quá trình hình thành tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 1, 2016, tr. 97-107.

44. Lê Tú Anh - Nguyễn Thị Thanh Nga, Cảm thức “Vô úy” trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Số 47, tháng 2, 2017), tr. 62-70.

45. Lê Tú Anh, Phê bình văn học nhìn từ đầu thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 8, 2017, tr. 63-72.

46. Lê Tú Anh - Hoàng Thị Kim Oanh, Văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX với việc thể hiện thân phận con người, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Hồng Đức, 2017, tr. 13-19.

47. Lê Tú Anh, Thân phận di dân và xung đột văn hóa trong văn học viết về đề tài tha hương, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Số 877 (tháng 9, 2017), tr. 100-104.

48. Le Tu Anh, The boat (Nam Le) and the beauties of postmodern literature, Journal of Science, Hong Duc University, E4 - Volume 9. 2017, pp. 5-9.

49. Lê Tú Anh, Những dấu hiệu của thị trường văn học ở Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tạp chí Từ điển học & bách khoa thư, Số 1, 2019, tr. 55-60.

50. Lê Tú Anh, Kiểu con người dấn thân trong văn xuôi đề tài tha hương đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 3, 2019, tr. 4-15.

51. Lê Tú Anh, “Lửa than càng đốt cho lòng càng son”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Số 940, tháng 5, 2020, tr. 114-116.

52. Lê Tú Anh, Người tị nạn – diễn ngôn bản sắc Việt, Tạp chí Nhà văn và tác phẩm, Số 42 (tháng 7-8, 2020), tr. 127-130.

53. Lê Tú Anh, Ý nghĩa cuộc Cách mạng tháng Tám nhìn từ thành tựu văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XX, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Số 948-949, tháng 9, 2020, tr. 110-115.

54. Lê Tú Anh, “Kế thừa, tiếp biến trong sáng tạo nghệ thuật (Trường hợp Truyện Kiều với U tình lục)”, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật, Số 6, 2021, tr. 29-36.

55. Lê Tú Anh, “Từ Nguyên Tĩnh - một tư duy thơ hiện đại”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Số 991, cuối tháng 6, 2022, tr. 104-108.

56. Lê Tú Anh - Lê Thị Thu - Lê Thị Mai, “Giáo dục ý thức sinh thái trong truyện thiếu nhi của Hà Thị Cẩm Anh”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Hồng Đức, Số 58, 2022, tr. 12-22.

57. Lê Tú Anh, "Thử cắt nghĩa các yếu tố tạo nên sức sống vững bền cho tác phẩm của Thạch Lam, Tạp chí Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật, 2-2023, tr. 115-124.

58. Tu Anh Le, "Dialogue in the novel A mediocre example by Phuong Binh Nguyen", Humannity Journal, December 2022 issue, pp. 60-62.

59. Lê Tú Anh, "Tro tàn rực rỡ - Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh", Tạp chí Sông Lam, Số 31 (tháng 3, 2023), tr.79-82.

60. Lê Tú Anh, "Nguyễn Xuân Ôn", Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Số 2 (82), tháng 2, 2023, tr. 53-57.

61. Le Tu Anh, "The exile status of the Vietnamese in some contemporary prose works", Hong Duc University Journal of Science, E8 - Volume 13.2023, pp. 75-83.

62. Lê Tú Anh (viết chung), “Hình tượng người phụ nữ trong ca dao cổ truyền Việt Nam nhìn từ lí thuyết giới”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Hồng Đức, Số 69, 4/2024, tr. 140-150.

62. Lê Tú Anh, "Tác phẩm Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai từ góc nhìn thể loại", Tạp chí Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật, 7-2024, tr. 88-96.

C. Hoạt động đào tạo

1. Các học phần đã giảng dạy

1.1. Bậc Đại học

- Văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX

- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945

- Lịch sử văn học Việt Nam

- Nhập môn khoa học giao tiếp

- Phương pháp nghiên cứu khoa học

1.2. Bậc Thạc sĩ

- Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 45 năm đầu thế kỷ XX

- Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại

1.3. Bậc Tiến sĩ

Văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX trong bối cảnh Đông Á

2. Luận văn, luận án đã hướng dẫn

2.1. Luận văn Thạc sĩ

1. Phạm Thị Hân, Văn trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Năm, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2012.

2. Phạm Thị Hà, Đóng góp của Phú Đức vào sự hình thành và phát triển tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến 1932, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2012.

3. Nguyễn Thành Long, Hình tượng con người tha hương trong văn xuôi Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2013.

4. Nguyễn Thị Thanh Nga, Ảnh hưởng Nho giáo, Phật giáo và tín ngưỡng dân gian vào sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh qua bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2013.

5. Vũ Thị Thủy, Đóng góp của Ngọc Giao cho văn xuôi Việt Nam hiện đại, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2013.

6. Nguyễn Thị Doan, Kết cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Thuận, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2014.

7. Bùi Thị Phượng, Thể tài du ký của Phạm Quỳnh, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2014.

8. Lê Thị Trang Vân, Hình tượng công nhân trong văn xuôi miền Bắc giai đoạn 1945-1975 (Qua một số tác giả tiêu biểu), Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2014.

9. Nguyễn Thị Hòa, Đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2015.

10. Lê Thu Trang, Phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2015.

11. Trương Thị Hương, Đoản thiên tiểu thuyết, truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2015.

12. Trịnh Thị Thu Huyền, Không gian miền núi trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2016.

13. Trần Thúy Vân, Đóng góp của Nguyễn Vỹ cho văn học Việt Nam hiện đại, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2016.

14. Nguyễn Thị Hoa, Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Thuận, Đoàn Minh Phượng, Nguyễn Bình Phương, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2016.

15. Trịnh Thị Nga, Hình tượng người lính trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2017.

16. Nguyễn Thị Giang, Đề tài nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2017.

17. Lê Thị Hồng, Cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ XX, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2018.

18. Trần Thị Thanh Huyền, Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2018.

19. Lữ Thị Thanh Thủy, Sự thể hiện đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà và Đỗ Phấn, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2018.

20. Hoàng Thị Thắm, Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải. Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2018.

21. Lê Thị Bình, Tiểu thuyết nghĩa hiệp ở Nam Bộ ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2019.

22. Trịnh Thị Oanh, Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết về đề tài nông thôn của Trịnh Thanh Phong, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2019.

23. Hoàng Thị Giang, Sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết của Ngọc Giao, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2020.

24. Lê Thị Hương, Chiến tranh biên giới Tây Nam trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh, Đoàn Tuấn, Trung Sỹ, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2020.

25. Lê Thị Thu, Đặc điểm truyện thiếu nhi của Hà Thị Cẩm Anh, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2021.

26. Phạm Văn Thiện, Thể tài nhật ký trong văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975, Trường ĐH Hồng Đức, 2024.

2.2. Luận án Tiến sĩ

1. Đặng Thị Đông, Ảnh hưởng của triết lý Phật giáo trong thơ Việt Nam từ 1945 đến nay (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu), Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2021.

2. Nguyễn Thị Hà, Tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2021.

3. Hoàng Thị Kim Oanh, Tiểu thuyết về đề tài nông thôn Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH Hồng Đức, 2022.

 

Tin nổi bật

Tuyển sinh

TIN LIÊN QUAN