26/02/2013

Xứ Thanh - miền đất thơ ca

Hai ngày 08 và 09/10/2011, Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thơ hiện đại Việt Nam nhìn từ miền Trung”, tại Sầm Sơn, Thanh Hóa. Hàng trăm nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình cả nước sẽ dự Hội thảo, đồng thời vào 20h tối 08/10 sẽ có đêm giao lưu, đọc thơ với SV tại Đại học Hồng Đức. (Nguồn: www.lucbat.com)

14/06/2024

"Gia đình bé mọn" (Dạ Ngân) dưới góc nhìn thể loại

"Gia đình bé mọn" - cuốn tiểu thuyết của nhà văn Dạ Ngân, đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2005, là một trong những cuốn sách được nhiều người quan tâm trong thời điểm ra đời cũng như những nghiên cứu về văn học Việt Nam gần đây. Chiều sâu phản ánh hiện thực, khả năng miêu tả tinh tế và sâu sắc đời sống bên trong của con người, cách viết giản dị mà có sắc thái riêng và gây được sự xúc động, đồng cảm của người đọc... là những giá trị nổi bật của cuốn sách. Bên cạnh đó, những tìm tòi về thể loại của Dạ Ngân cũng thu hút được nhiều bàn luận. Sự quan tâm được bắt đầu từ chỗ tác giả gọi đứa con tinh thần của mình là “tiểu thuyết”, trong khi đó, nhiều độc giả lại thấy hình bóng cuộc đời của người viết hiện lên “rõ mồn một”, nên xem nó như là một tự truyện. Và tự truyện hay tiểu thuyết trở thành vấn đề gây hứng thú cho khá nhiều người mỗi khi bàn đến tác phẩm này([1]).

06/05/2024

Phi trung tâm - Khái niệm và tiếp nhận

Trên thế giới cũng như Việt Nam, khái niệm hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại đến nay không còn mới mẻ, tuy vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại của chúng là có thật. Từ Jean – François Lyotard (1924 – 1998) với Hoàn cảnh hậu hiện đại, J. Derrida (1930 – 2004) với Cấu trúc, kí hiệu và trò chơi trong diễn ngôn các khoa học nhân văn cho đến Liviu Petrescu (1941 – 1999) với Thi pháp chủ nghĩa hậu hiện đại... chủ nghĩa hậu hiện đại đã được bàn luận một cách thấu đáo và hệ thống từ hoàn cảnh ra đời cho đến những vấn đề về thuật ngữ, thi pháp...

20/09/2023

Đối thoại trong "Một ví dụ xoàng" của Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Bình Phương thuộc trong số những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại. Trong hành trình đổi mới văn học từ sau 1986, ông được người đọc và giới phê bình quan tâm với tư cách nhà thơ, nhà tiểu thuyết có nhiều sáng tạo gây bất ngờ, hứng thú. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nghiêng về hệ hình hậu hiện đại với những tư tưởng sâu sắc và đổi mới mạnh mẽ về nghệ thuật tự sự. "Một ví dụ xoàng" - tiểu thuyết mới nhất của ông đã được nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021. Có nhiều cách tiếp cận, đánh giá về giá trị của tác phẩm. Với tôi, hấp dẫn nhất trong "Một ví dụ xoàng" là đối thoại, nó làm nên một thế giới nghệ thuật khác lạ, nó cho người đọc nhìn thấy rõ hơn tài năng và phong cách nhà văn.

07/03/2023

Tục ngữ người Việt về sản vật nông nghiệp xứ Thanh

Thanh Hóa là một vùng đất đa dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng châu thổ và miền biển. Hơn nữa, xứ Thanh được hình thành trên miền đất cổ Đông Sơn của đồng bằng sông Mã nên sớm phát triển văn hóa nông nghiệp lúa nước một cách toàn diện. Tục ngữ người Việt là kho tàng tri thức phản ánh nhiều lĩnh vực trong tự nhiên và cuộc sống con người. Bộ phận tục ngữ phản ánh về các sản vật nông nghiệp xứ Thanh, trong đó có sản vật cây trồng, đã góp phần vẽ nên bức tranh khá toàn diện về sản vật cây trồng nơi đây.

05/03/2023

Thử cắt nghĩa các yếu tố tạo nên sức sống vững bền cho tác phẩm của Thạch Lam

Thạch Lam thuộc trong số những thành viên trụ cột của Tự lực văn đoàn. Là người ý thức rất sâu sắc về ý nghĩa của hành động viết, Thạch Lam đồng thời suy nghĩ rất sâu về giá trị và sức sống của tác phẩm văn học. Bởi vậy, đương thời, trong khi các nhà văn của nhóm và nhiều nhà văn khác chiều theo thị hiếu độc giả, đa số là tầng lớp thị dân, viết về các chủ đề có tính nhất thời; thì Thạch Lam chủ trương “đi sâu vào tâm hồn của chúng ta mà thôi” và “phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới”. Đó là những câu chuyện bình dị, thoạt nghe không có vẻ hấp dẫn nhưng thực chất lại chứa đựng tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. Nội dung ấy được biểu đạt trong một văn phong ngắn gọn, chuẩn mực, hiện đại. Dù vào thời điểm đó, văn Thạch Lam “bán ế nhất” (nhận xét của Nhất Linh) so với các nhà văn khác trong nhóm, nhưng ngày nay đọc lại ta vẫn thấy được sức hấp dẫn mạnh mẽ của những phẩm tính vững bền cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật.

01/12/2022

Đề tài con người tha hóa trong tiểu thuyết quốc ngữ đầu thế kỷ XX

Con người tha hoá là một đề tài mới, gắn liền với quá trình đô thị hoá ở nước ta sau cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đã được thể hiện trong nhiều tiểu thuyết đầu thế kỷ XX. Qua một số tác phẩm tiêu biểu, có thể thấy, mặc dù trong buổi bình minh của thể loại, đề tài này đã được thể hiện một cách chân thực, sinh động và khá sâu sắc. Nó không chỉ có ý nghĩa làm phong phú thêm nội dung phản ánh của văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn học dân tộc theo hướng hiện đại.

05/10/2022

Từ Nguyên Tĩnh - một tư duy thơ hiện đại

Từ Nguyên Tĩnh thành danh như ngày hôm nay không phải bởi thơ. Tôi biết ông là một nhà văn “chuyên canh” thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, nhưng thơ ông quả thực đã làm cho tôi xúc động. Bắt đầu là một tráng ca mang tên "Trái tim nhịp cầu", tôi đã hứng thú tìm đọc "Tuyển tập Từ Nguyên Tĩnh". Tập sách đẹp, công phu, thể hiện những thành tựu quan trọng của Từ Nguyên Tĩnh trong hoạt động nghệ thuật. Trong tiểu luận này, tôi muốn nói về thơ ông - thứ thơ của một người không thật sự chuyên nghiệp về thơ, nhưng có nhiều điều đáng để độc giả suy ngẫm và trân trọng.

03/10/2022

"Sự đọc, chỉ dấu và đường biên" - Cuốn sách thứ ba của PGS.TS Hỏa Diệu Thúy

Sự đọc, chỉ dấu và đường biên (Nxb Văn học, Hà Nội, 2022) là cuốn sách thuộc thể loại Nghiên cứu – Phê bình vừa ra mắt của PGS.TS Hỏa Diệu Thúy, giảng viên của khoa Khoa học xã hội. Sau hai cuốn trước: Truyện ngắn Việt Nam hiện đại 1945 – 1975 (2007) (chuyên luận) và Văn học hiện đại Thanh Hóa (2012), đây là cuốn thứ 3 của cùng tác giả.

25/08/2022

Thôn quê trong thơ trung đại ở các nước khu vực văn hóa chữ Hán

Trong thời trung đại, các nước trong khu vực văn hóa chữ Hán có mối quan hệ đặc biệt về văn hóa và văn học. Việt Nam, bán đảo Triều Tiên (Triều Tiên - Hàn Quốc) và Nhật Bản đều có sự ảnh hưởng nhất định từ nền văn học Trung Hoa. Những quan niệm về Nho giáo, về thiên nhiên và con người đã phần nào chi phối đến cảm quan sáng tác của các thi nhân trung đại. Bên cạnh sự ảnh hưởng đó, mỗi nền văn học cũng có bản sắc riêng và dòng chảy riêng trong quá trình hình thành và phát triển. Trong đó, đề tài về thôn quê trong thơ trung đại khắc họa về thiên nhiên, con người thôn quê luôn tiềm ẩn giá trị đặc sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Tin nổi bật

Tuyển sinh