03/12/2022
Tác giả chia cuốn sách thành hai phần: phần một tiếp tục giành sự quan tâm cho vùng đất Xứ Thanh quê hương với những bài nghiên cứu về văn hóa và bản sắc Xứ Thanh trong tác phẩm của tác giả Xứ Thanh và phần hai là những bài nghiên cứu về tác giả, tác phẩm văn học hiện đại và đương đại.
Phần một cho người đọc những phát hiện thú vị về mảnh đất đặc biệt mà tác giả gọi là "nơi khởi nguồn và hội tụ" này, như: bàn về "Hình tượng chim Lạc trên mặt trống đồng cổ Đông Sơn", "Vẻ đẹp của những bài ca dao cổ Xứ Thanh", "Minh triết trong truyện cổ Từ Thức", Bảo tồn văn hóa Mo Mường… Và dường như có một ngụ ý nào đấy khi tác giả đúc kết trong bài viết "Xứ sở của những người Khổng Lồ"!
Phần hai cuốn sách chủ yếu là những bài nghiên cứu về tác giả, tác phẩm văn học hiện đại và đương đại, như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Cao Duy Sơn, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Tú, Phùng Văn Khai, Nguyễn Xuân Thủy… Điểm đáng chú ý là tác giả tiếp cận tác phẩm bằng lý thuyết hiện đại để khám phá những giá trị mới của tác phẩm, như: Phê bình sinh thái, Liên văn bản…
Song, như thông điệp mà tác giả đưa ra làm tiêu đề cho cuốn sách: "Sự đọc" của cá nhân luôn là câu chuyện của "chỉ dấu" và luôn có "đường biên"!
Bộ môn Ngữ văn