18/09/2017

Dấu ấn văn hóa Trung Hoa trong truyện ngắn Lỗ Tấn

Lỗ Tấn là nhà văn lớn có vai trò đặt nền móng cho văn học hiện đại Trung Quốc, từng được Quách Mạt Nhược đánh giá là: “trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”. Truyện ngắn là một bộ phận trọng yếu trong hệ thống “trước tác đẳng thân” của Lỗ Tấn, chứa đựng nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú, có ảnh hưởng sâu rộng cả ở trong và ngoài nước. Trong đó, văn hóa Trung Quốc là thành tố quan trọng góp phần làm nên giá trị truyện ngắn của ông.

18/12/2022

Lê Huy Trâm - Nhà giáo, nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp đáng trân trọng

Thanh Hóa có nhiều nhà giáo đồng thời là nhà khoa học sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian tỉnh nhà. Thành tựu của họ rất đáng tổng kết nghiên cứu và học tập; lao động khoa học của họ rất đáng được tôn vinh. Do phạm vi hiểu biết, ở đây, người viết chỉ xin trình bày một số ý nghĩ về tác giả Lê Huy Trâm (1934 - 2002).

02/12/2021

Truyền thống hiếu học, khoa cử của người Thanh Hóa

Thanh Hóa không chỉ tự hào là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, sản sinh ra “Tam vương, nhị Chúa”, nhiều anh hùng dân tộc, mà còn là vùng văn hóa đặc sắc, phong phú, trong đó nổi bật là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, truyền thống đó có những lúc suy, lúc thịnh, nhưng thời nào cũng sản sinh ra những vị đại khoa, làm rạng danh nền văn hóa nước nhà.

30/11/2021

Giới thiệu sách “Thanh Hóa thời Lý và những dấu ấn nổi bật trong dòng chảy lịch sử dân tộc”

Chào mừng Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa (1029-2019), thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa đã tiến hành nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách “Thanh Hóa thời Lý và những dấu ấn nổi bật trong dòng chảy lịch sử dân tộc”. Cùng với PGS.TS Hoàng Thanh Hải, Ths Vũ Ngọc Định là hai Nhà nghiên cứu của Trường Đại học Hồng Đức được mời tham gia đề tài nghiên cứu này.

15/11/2021

Sử dụng di tích cách mạng cồn Mã Nhón và cồn Ba Cây (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông địa phương

Cồn Mã Nhón và cồn Ba Cây là những di tích cách mạng tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa. Di tích gắn liền với cuộc khởi nghĩa dành chính quyền đầu tiên của huyện Hoằng Hóa, vì vậy chứa đựng những giá trị lịch sử sâu sắc… Bài viết đề xuất một số biện pháp sư phạm sử dụng di tích cách mạng tiêu biểu này góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử tại các trường THPT của Thanh Hóa.

03/11/2021

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp

Cơ cấu cây trồng (CCCT) là một bộ phận của cơ cấu nông nghiệp và cũng là bộ phận của cơ cấu nền kinh tế. Chuyển đổi CCCT là một đặc điểm cơ bản trong quá trình phát triển nông nghiệp, là xu thế tất yếu và khách quan. Thanh Hoá là tỉnh có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp do sự đa dạng về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội (KTXH). Sau gần 7 năm thực hiện tái cơ cấu, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã có sự chuyển biến rất rõ rệt, trong đó đáng kể là những đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Bằng việc lựa chọn, sử dụng các chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyển đổi; bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng chuyển đổi CCCT ở tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất giải pháp phát triển ngành trồng trọt đạt hiệu quả cao hơn, hướng đến mục tiêu xây dựng nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

30/10/2021

Cách thức tổ chức đời sống xã hội của người Mường ở Hòa Bình: từ truyền thống đến hiện đại

Tổ chức xã hội của người Mường có thể phân ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Tổ chức đời sống xã hội của người Mường trước năm 1945; Giai đoạn 2: Tổ chức đời sống xã hội của người Mường sau năm 1945 đến trước đổi mới (trước năm 1986); Giai đoạn 3: Tổ chức đời sống xã hội của người Mường hiện nay (sau năm 1986). Mỗi giai đoạn thể hiện những khác biệt điển hình về cơ cấu tổ chức đời sống xã hội của người Mường, kéo theo sự thay đổi về các mối quan hệ xã hội. Bằng phương pháp phân tích tài liệu, so sánh và điền dã dân tộc học, tác giả đã tổng hợp một cách có hệ thống về cách thức tổ chức đời sống xã hội của người Mường thông qua từng giai đoạn lịch sử, qua đó tác giả làm rõ các mối quan hệ xã hội đặc trưng trong từng hình thái tổ chức đời sống xã hội.

29/10/2021

Để những địa danh lịch sử - văn hóa trên đất Bá Thước trở thành những điểm đến du lịch

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Bá Thước nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định: “Tập trung đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng các điểm du lịch hiện có trên địa bàn huyện; xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, như bản Kho Mường, xã Thanh Sơn; bản Đôn, xã Thanh Lâm; Khu Sơn - Bá - Mười xã Lũng Cao, thác Hiêu xã Cổ Lũng, thác Mơ xã Điền Quang... Khôi phục các loại hình văn hóa bản địa, các sản phẩm đặc trưng; đồng thời quảng bá, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư cho du lịch trên địa bàn huyện... Quản lý, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, các di tích lịch sử đã được xếp hạng, các cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. Phấn đấu đạt 10.000 lượt khách tham quan trở lên, trong số đó chủ yếu là khách quốc tế”. Huyện ủy, UBND huyện Bá Thước cũng đã lập Quy hoạch phát triển du lịch của huyện nhà.

25/10/2021

Vị trí và đóng góp của Cầm Giang trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam

Trong lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển (1957-2017) do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, tác giả Cầm Giang đã được truy tặng Giải thưởng Cống hiến Hội Nhà văn Việt Nam (đợt 1). Đây là giải thưởng giành cho những tác giả, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học đã có những tác phẩm, những công trình nghiên cứu và dịch thuật văn học có giá trị, để lại những dấu ấn trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam 60 năm qua.

21/10/2021

Xác định tiêu chí lựa chọn các điểm, khu du lịch tỉnh Thanh Hóa phục vụ mục đích thực tế, thực địa cho sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Hồng Đức

Lựa chọn các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho sinh viên du lịch trường đại học Hồng Đức tham quan thực tế, thực địa có nhiều điều kiện thuận lợi (về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thanh Hóa) song cũng gặp không ít hạn chế (do phạm vi lãnh thổ khá quen thuộc với sinh viên trong tỉnh, mức độ phát triển các điểm du lịch chưa cao…). Tuy nhiên, để tăng cường thêm các chuyến thực địa ngắn ngày với chi phí thấp tại các điểm, khu du lịch trong chương trình đào tạo du lịch, bài báo xác định 6 tiêu chí làm căn cứ lựa chọn gồm: độ hấp dẫn, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ, vị trí và khả năng tiếp cận, khả năng liên kết, tổ chức quản lý, giá cả lưu trú. Các tiêu cụ thể về nội dung, các yêu cầu chi tiết đối với từng mức độ thuận lợi và mức điểm tương ứng đánh giá để làm căn cứ định lượng mức độ phù hợp của các điểm, khu du lịch.

Tin nổi bật

Tuyển sinh