Giảng viên khoa Khoa học xã hội tham dự Hội thảo khoa học 40 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Thanh Hóa

08/11/2024

Ngày 30 tháng 10 năm 2024, đoàn cán bộ giảng viên của khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, đã tham dự Hội thảo khoa học Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa 40 năm phát triển và trưởng thành do Giáo hội Phật giáo Thanh Hóa tổ chức tại khách sạn Thiên Ý. Đây là sự kiện học thuật có ý nghĩa với nghiên cứu và giảng dạy của các nhà nghiên cứu ngành khoa học xã hội nhân văn, liên ngành của các trường đại học, viện nghiên cứu… trong cả nước.

 

Các giảng viên của khoa KHXH đã đóng góp cho Hội thảo một số bài viết: Sự lan tỏa và ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo trong đời sống văn hóa người dân xứ Thanh của Lê Sỹ Hưng, Về triết lý Phật giáo và giá trị văn hóa trong câu đối chùa Thanh Hóa của Vũ Thanh Hà; Văn bia hậu Phật tỉnh Thanh Hóa - Nguồn tư liệu và giá trị nội dung văn bản của Vũ Ngọc Định; Di sản Phật giáo ở Thanh Hóa từ góc nhìn Folklore của Nguyễn Thị Quế; Phật giáo trong đời sống tinh thần của đồng bào các huyện miền núi Thanh Hóa của Quách Công Năm, Vận dụng thực hành chánh niệm cho giáo viên trong giai đoạn hiện nay của Mỵ Quỳnh Lê… Các tham luận đều thống nhất: Văn hóa Phật giáo là những giá trị về tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ… mang nội hàm Phật giáo, đem lại những giá trị thực tiễn cho xã hội. Đến nay, dấu ấn của văn hóa Phật giáo đã in đậm dấu ân trên khắp các phương diện và lĩnh vực trong nền văn hóa người dân xứ Thanh và thông qua những dấu ấn văn hóa, Phật giáo Thanh Hóa đã khẳng định chức năng xã hội của mình. Bên cạnh đó, xét ở góc độ di sản lễ hội, văn hóa Phật giáo và văn hóa dân gian, từ lâu đã có sự hòa nhập, gắn bó và tương hỗ lẫn nhau, tạo một kiểu “lễ hội tích hợp” giữa văn hóa chùa và văn hóa làng…

 

Media\2004_khxh.hdu.edu.vn\FolderFunc\202411\Images/ht-20241104085257-e.jpg

 

Media\2004_khxh.hdu.edu.vn\FolderFunc\202411\Images/ht-1-20241104085624-e.jpg

CBGV khoa KHXH chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.

Các bài viết đã đề cập, phản ánh 4/9 chủ đề của Hội thảo: Sự lan tỏa của Di sản và văn hóa Phật giáo, Lễ hội Phật giáo và văn hóa dân gian, Phật giáo miền núi Thanh Hóa, Tư liệu Phật giáo. Phương diện tư liệu Phật giáo, bài viết: Văn bia hậu Phật tỉnh Thanh Hóa - Nguồn tư liệu và giá trị nội dung văn bản của tác giả Vũ Ngọc Định dựa trên tư liệu lịch sử và bi ký đã phác họa lại một số hoạt động Phật sự trong quá khứ như: chính sách nhà nước đối với Tăng Ni và Phật giáo, xây dựng tự viện, hoằng pháp, thực hành nghi lễ, tín ngưỡng… Từ đó nêu lên các giá trị của tư liệu Phật giáo đối với công tác nghiên cứu lịch sử, trùng tu tôn tạo, nghi lễ và văn hóa Phật giáo…

Các bài viết tham gia hội thảo của giảng viên khoa KHXH đã góp phần khẳng định mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và giảng dạy với cuộc sống và tạo cơ hội giao lưu với các nhà khoa học trong cả nước.

 

Tin bài: BBT Website khoa KHXH

Tin nổi bật

Tuyển sinh

TIN LIÊN QUAN