“Thanh Hóa kỷ thắng” – Công trình biên dịch mới của tác giả Vũ Ngọc Định và Nguyễn Huy Khuyến

22/10/2021

“Thanh Hóa kỷ thắng” – Công trình biên dịch của tác giả Vũ Ngọc Định và Nguyễn Huy Khuyến được xuất bản năm 2021, sách thuộc Danh mục đặt hàng Nhà nước. Sách dày hơn 500 trang, gồm 2 phần chính là: “Phiên dịch” và “Phụ lục”. Sách “Thanh Hóa kỷ thắng” là tài liệu tham khảo hữu ích để nghiên cứu các vấn đề về: Di tích – danh thắng, nhân vật chí, địa danh học... và các vấn đề lịch sử của xứ Thanh

 

 

Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202110/Images/vu-ngoc-dinh-1-20211022042403-e.jpg

 

 

Thanh Hóa kỷ thắng – Công trình biên dịch của tác giả Vũ Ngọc Định[1] và Nguyễn Huy Khuyến được xuất bản năm 2021, sách thuộc Danh mục đặt hàng Nhà nước. Sách dày hơn 500 trang, gồm 2 phần chính là: “Phiên dịch” và “Phụ lục”. Sách Thanh Hóa kỷ thắng là tài liệu tham khảo hữu ích để nghiên cứu các vấn đề về: di tích – danh thắng, nhân vật chí, địa danh học... và các vấn đề lịch sử của xứ Thanh

 

Thanh Hóa kỷ thắng là tập sách do Vương Duy Trinh biên soạn khi ông giữ chức Tổng đốc Thanh Hóa. Đây là tập sách ghi chép về các thắng cảnh đẹp, những câu chuyện kỳ thú, những huyền tích, sự tích, những xúc cảm, trải lòng của các bậc tao nhân, mặc khách khi đứng trước cảnh đẹp của quê hương. Bên cạnh đó, Thanh Hóa kỷ thắng cũng dành những trang sách để viết về những con người tài danh, có tính cách nổi bật của xứ Thanh. Dưới ngòi bút của tác giả “cái đẹp” của xứ Thanh được thể hiện ở hai khía cạnh “cảnh thắng” và “nhân thắng, nhân kiệt”. Con người và cảnh đẹp thiên nhiên tiêu biểu của xứ Thanh đã phần nào được phác họa rõ nét trong cuốn sách này.

Về “nhân kiệt”, những con người như: Bà Triệu, vua Lê Thái Tổ, vua Lê Thánh Tông, vua Lê Hiến Tông, chúa Trịnh Kiểm, chúa Trịnh Sâm, Tiến sĩ Nguyễn Nghi, Tiến sĩ Nguyễn Hiệu, Bảng nhãn Trịnh Thiết Trường, danh sĩ Lương Hữu Khánh, Nguyễn Khải… cho đến “tên trộm tài giỏi”, được biết đến như những con người vừa có trí tuệ, tài năng, đức hạnh lại vừa có cá tính đặc biệt, tiêu biểu cho tính cách của người xứ Thanh trong lịch sử.

Về “cảnh thắng”, các cảnh đẹp núi non, hang động như: Lục Vân, Trích Trợ, Vân Hoàn, Từ Thức, Thái Bình, Am Tiên, Hỏa Châu, Xuân Đài, Kim Sơn, Diệu Sơn, An Hoạch, Mật Sơn, Sầm Sơn… cho đến các “linh cảnh” như: đền Đồng Cổ, chùa Long Cảm, đền Chuồng Voi, đền Phố Cát như những bức tranh tô điểm cho vẻ đẹp quê hương.

Việc dịch và giới thiệu sách Thanh Hóa kỷ thắng góp phần nghiên cứu các giá trị lịch sử về vùng đất, về con người và trên hết góp phần truyền tải, quảng bá hình ảnh xứ Thanh không chỉ là vùng đất “đế vương” mà còn là nơi “sơn thủy kỳ tú”. Với nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, phân bố đều khắp ở các vùng, xứ Thanh là địa phương có nhiều thuận lợi và tiềm năng cho các hoạt động du lịch, phát triển du lịch và kinh tế du lịch. Đồng thời, tác phẩm Thanh Hóa kỷ thắng được xuất bản góp thần thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

 

Bộ môn Ngữ văn – Khoa Khoa học xã hội

 

[1] Giảng viên bộ môn Ngữ văn, Khoa Khoa học xã hội, Trường ĐH Hồng Đức.

Tin nổi bật

Tuyển sinh

TIN LIÊN QUAN