“Thanh Hóa quan phong” – Công trình biên dịch của tác giả Vũ Ngọc Định

22/10/2021

“Thanh Hóa quan phong” – Công trình biên dịch của tác giả Vũ Ngọc Định được xuất bản năm 2020, sách thuộc Danh mục đặt hàng Nhà nước. Sách dày hơn 400 trang, gồm 3 phần chính là: “Phiên diễn âm Nôm”, “Tìm hiểu chủ đề trong sách Thanh Hóa quan phong” và “Phụ lục”. Sách “Thanh Hóa quan phong” là tài liệu tham khảo hữu ích để nghiên cứu các vấn đề về: Văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán, thơ ca dân gian... Đặc biệt, đây là một tư liệu quý giá, thiết thực, chính xác cho việc nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội địa phương Thanh Hóa giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

 

 

Media/2004_khxh.hdu.edu.vn/FolderFunc/202110/Images/vu-ngoc-dinh-20211022041234-e.jpg

 

Thanh Hóa quan phong – Công trình biên dịch của tác giả Vũ Ngọc Định[1] được xuất bản năm 2020, sách thuộc Danh mục đặt hàng Nhà nước. Sách dày hơn 400 trang, gồm 3 phần chính là: “Phiên diễn âm Nôm”, “Tìm hiểu chủ đề trong sách Thanh Hóa quan phong” và “Phụ lục”. Sách “Thanh Hóa quan phong” là tài liệu tham khảo hữu ích để nghiên cứu các vấn đề về: Văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán, thơ ca dân gian... Đặc biệt, đây là một tư liệu quý giá, thiết thực, chính xác cho việc nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội địa phương Thanh Hóa giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

 

Từ xưa các bậc thánh chúa, minh quân luôn lo việc mở mang giáo hóa, lấy nhân dân và đời sống của nhân dân làm gốc rễ quốc gia. Việc coi xét đời sống dân tình, bồi dưỡng phong hóa được đưa vào điển chế quốc gia. Nước Việt ta trải từ lập quốc đến nay đã trên bốn ngàn năm, các việc chính sự của triều đình được ghi trong quốc sử, còn phong hóa trong nhân dân lại được ghi trong “phong dao”. Cho nên, các bậc thánh minh thường sai quan cai trị ở địa phương dâng thơ ngự lãm, qua đó mà xem xét dân tình, phong hóa để có những điều chỉnh về chính sách cho phù hợp. Đó là phép “trần thi quan phong”, sách Thanh Hóa quan phong cũng không ngoài ý nghĩa tốt đẹp đó.

 

Thanh Hóa quan phong là một tác phẩm viết bằng chữ Nôm của Tổng đốc Thanh Hóa Vương Duy Trinh, có phần ghi thổ âm tiếng Thái bằng chữ Nôm. Sách là tập hợp những sưu tầm, ghi chép thơ ca ở 19 châu huyện tỉnh Thanh Hóa. Các sáng tác dân gian này không chỉ của riêng người Thanh Hóa, mà còn có những sáng tác thuộc địa phương khác, được người dân xứ Thanh trong quá trình bôn ba tìm kế sinh nhai ở địa phương khác đã thâu góp và truyền bá ở địa phương mình sinh sống. Sách tập trung khai thác các chủ đề: Tín ngưỡng, phong tục, kinh nghiệm dân gian về thời tiết, mùa vụ trong lao động sản xuất nông nghiệp, cha mẹ giáo huấn con cái, khuyên con học hành, vợ chồng khuyên nhau làm điều tốt, hát giao duyên, hát phong tình, hát mừng được mùa… được lưu truyền, gìn giữ từ xa xưa đến nay.

 

Bộ môn Ngữ văn – Khoa Khoa học xã hội

 

[1] Giảng viên bộ môn Ngữ văn, Khoa Khoa học xã hội, Trường ĐH Hồng Đức.

v

Tin nổi bật

Tuyển sinh

TIN LIÊN QUAN