26/02/2013
Xứ Thanh - miền đất thơ caHai ngày 08 và 09/10/2011, Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thơ hiện đại Việt Nam nhìn từ miền Trung”, tại Sầm Sơn, Thanh Hóa. Hàng trăm nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình cả nước sẽ dự Hội thảo, đồng thời vào 20h tối 08/10 sẽ có đêm giao lưu, đọc thơ với SV tại Đại học Hồng Đức. (Nguồn: www.lucbat.com)
30/11/2021
Giới thiệu sách "Hành trạng chư tăng ni Thanh Hóa"Năm 2017, theo đặt hàng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, tác giả Vũ Ngọc Định với sự cộng tác của Đại đức Thích Nguyên Đạt và Đại đức Thích Nguyên Hối đã tiến hành sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách "Hành trạng chư tăng ni Thanh Hóa", tập 1.
13/11/2021
Những dấu hiệu của thị trường văn học ở Việt Nam đầu thế kỷ XXTrong hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa mới cuối XIX đầu XX, nền văn học Việt Nam đã từng bước chuyển mình, bước vào quỹ đạo hiện đại hóa. Một trong những biểu hiện của tính hiện đại là sự xuất hiện các dấu hiệu của một thị trường văn học. Bài viết phân tích những tiền đề cho sự xuất hiện và các dấu hiệu của tính thị trường trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.
28/10/2021
Sách "Danh sĩ Thanh Hóa với việc học và khoa cử thời xưa" do ThS Vũ Ngọc Định tham gia biên soạnChào mừng Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa (1029-2019), thực hiện nhiệm vụ đặt hàng được UBND Tỉnh giao, ThS. Vũ Ngọc Định đã tham đề tài Danh sĩ Thanh Hóa với việc học và khoa cử thời xưa với tư cách là thành viên, sách do Nguyễn Văn Thịnh chủ biên.
22/10/2021
“Thanh Hóa kỷ thắng” – Công trình biên dịch mới của tác giả Vũ Ngọc Định và Nguyễn Huy Khuyến“Thanh Hóa kỷ thắng” – Công trình biên dịch của tác giả Vũ Ngọc Định và Nguyễn Huy Khuyến được xuất bản năm 2021, sách thuộc Danh mục đặt hàng Nhà nước. Sách dày hơn 500 trang, gồm 2 phần chính là: “Phiên dịch” và “Phụ lục”. Sách “Thanh Hóa kỷ thắng” là tài liệu tham khảo hữu ích để nghiên cứu các vấn đề về: Di tích – danh thắng, nhân vật chí, địa danh học... và các vấn đề lịch sử của xứ Thanh
22/10/2021
“Thanh Hóa quan phong” – Công trình biên dịch của tác giả Vũ Ngọc Định“Thanh Hóa quan phong” – Công trình biên dịch của tác giả Vũ Ngọc Định được xuất bản năm 2020, sách thuộc Danh mục đặt hàng Nhà nước. Sách dày hơn 400 trang, gồm 3 phần chính là: “Phiên diễn âm Nôm”, “Tìm hiểu chủ đề trong sách Thanh Hóa quan phong” và “Phụ lục”. Sách “Thanh Hóa quan phong” là tài liệu tham khảo hữu ích để nghiên cứu các vấn đề về: Văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán, thơ ca dân gian... Đặc biệt, đây là một tư liệu quý giá, thiết thực, chính xác cho việc nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội địa phương Thanh Hóa giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
19/10/2021
"Người tị nạn" (Viet Thanh Nguyen) - Diễn ngôn về bản sắc ViệtTrong khi nỗ lực diễn giải những đặc tính làm nên “người tị nạn”, Viet Thanh Nguyen đã cho thấy nhiều khía cạnh của một tài năng văn chương vượt trội. Đó là khả năng thấu hiểu, khả năng miêu tả, khả năng tường thuật, khả năng ngôn ngữ… Tất cả đều góp phần đưa tới một bức chân dung về người tị nạn để qua đó, người đọc không chỉ thấy một giai đoạn mà nhiều thời khắc, một không gian mà nhiều cảnh sống, một mảnh đời mà nhiều số phận, từ đó thấy được mối liên hệ giữa dân tộc và quốc tế, quá khứ và hiện tại, mình và tha nhân. Nhưng dù nhìn từ chiều kích nào của cả thời gian lẫn không gian, những người tị nạn của Viet Thanh Nguyen vẫn toát lên một bản sắc Việt không dễ gì trộn lẫn.
06/10/2021
Từ điểm nhìn sử gia đến điểm nhìn tác giả tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt NamBài viết nghiên cứu sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ sử gia đến tác giả tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam trên phương diện miêu tả nhân vật. Trong đó, khẳng định sự trưởng thành của các tác giả tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam trong việc miêu tả sự kiện và nhân vật lịch sử.
06/10/2021
Văn xuôi Việt Nam hiện đại: Khảo cứu và suy ngẫm – Công trình mới của PGS.TS. Lê Tú Anh“Văn xuôi Việt Nam hiện đại: Khảo cứu và suy ngẫm”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018 là công trình mới nhất của PGS. TS. Lê Tú Anh. Cuốn sách dày gần 500 trang, gồm 2 phần chính là: “Một số vấn đề văn học sử đầu thế kỉ XX” và “Một số vấn đề của văn xuôi Việt Nam đương đại”. Đối với việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, công trình là một tài liệu tham khảo hữu ích.
01/10/2021
Kế thừa, tiếp biến trong sáng tạo văn học, nghệ thuật (trường hợp "Truyện Kiều" với "U tình lục")Trong tư duy tự sự học theo hướng di truyền luận, O. M. Freidenberg – một trong những học giả đặt nền móng cho tự sự học hiện đại Nga cho rằng “hiện tại” đã được sáng tạo ra từ “quá khứ”. Điều đó có nghĩa, trong lịch sử văn học, không có một hiện tượng văn học đi sau nào lại không tiếp thu, chịu tác động từ những hiện tượng văn học có trước. Văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX cũng không là ngoại lệ: Dù cho trước đó chưa có văn (xuôi) bằng chữ quốc ngữ Latinh, thì cũng không thể nói rằng văn xuôi quốc ngữ đã ra đời mà không kế thừa thành tựu văn học có trước. Sự “hiện diện” của "Truyện Kiều" trong "U tình lục" (Hồ Văn Trung) - tác phẩm được xem là thuộc trong số những bước “chập chững” của văn xuôi hư cấu Việt Nam - là một ví dụ.
24/07/2020
M.Bakhtin và học thuyết thể loại văn họcMikhail Mikhailovits Bakhtin (1895 – 1975) là một trong những nhà triết học, mĩ học, văn hóa học và nghiên cứu văn học lỗi lạc nhất của thế kỉ XX. Từ cuối những năm sáu mươi của thế kỉ trước, ông đã được phương Tây biết tới và đánh giá cao; sáng tác, tư tưởng cuộc đời và nhân cách của ông nhanh chóng trở thành đối tượng quan tâm nghiên cứu, kiến giải ngày càng sâu rộng trên trường quốc tế, đến mức hiện nay hoàn toàn có cơ sở nói về một bộ môn “Bakhtin học” trên qui mô toàn cầu, với nhiều trung tâm ở nhiều nước phát triển. Những tư tưởng thiên tài của ông ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển của khoa học nhân văn trên phạm vi toàn thế giới.