24/09/2021
1. Lịch sử hình thành
Được thành lập từ tháng 11 năm 2010, bộ môn Việt Nam học – Du lịch khoa Khoa học xã hội, trường Đại học Hồng Đức là cơ sở đào tạo ngành dịch vụ du lịch đầu tiên tại Thanh Hóa có uy tín khắp trong và ngoài tỉnh với nhiều thành tích đạt được trong đào tạo chuyên môn, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
Hiện nay, bộ môn tuyển sinh và đào tạo hai ngành là: Việt Nam học và Du lịch.
2. Đội ngũ giảng viên cơ hữu
- Bộ môn có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nhiệt huyết, được đào tạo cơ bản tại các trường, học viện danh tiếng trong và ngoài nước (30% giảng viên được đào tạo từ nước ngoài về), cụ thể: 1 PGS chuyên ngành nhân học, 2 TS chuyên ngành Việt Nam học, 2 nghiên cứu sinh ngành Du lịch, 2 thạc sĩ Việt Nam học.
3. Nhiệm vụ
Bộ môn được giao nhiệm vụ quản lý, giảng dạy các học phần thuộc các ngành Việt Nam học, Du lịch và Khách sạn. Một số học phần chủ chốt do Bộ môn quản lý như: Cơ sở văn hóa Việt Nam; Hệ thống di tích - danh thắng Việt Nam; Tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội Việt Nam; Các dân tộc Việt Nam; Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại; Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; Quản trị Kinh doanh khách sạn; Quản trị kinh doanh lữ hành; Phong tục tập quán Việt Nam…
Ngoài ra, Bộ môn còn được giao quản lý 2 phòng tại Tầng 4 nhà A5 cho sinh viên thực hành nghề du lịch.
4. Cơ sở vật chất
- Cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng yêu cầu học tập, thực hành và phát huy năng lực của người học.
- Từ năm học 2019, nhà trường đầu tư hệ thống phòng thực hành nghiệp vụ du lịch gồm phòng nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ bar, phòng thực hành nghiệp vụ buồng với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ thực hành các nghiệp vụ.
- Thiết bị nghiệp vụ lễ tân: Kẹp lưu hồ sơ, Giá để tờ rơi, tệp gấp, danh thiếp, Đồng hồ
- Thiết bị nghiệp vụ bar: Muỗng khuấy, Ly định lượng inox – jigger, Dụng cụ khui rượu inox – wine opener, Ly mixing có vạch chia bằng nhựa, Bình lắc cocktail Shaker 350ml, Hộp đựng nguyên liệu trang trí 6 ngăn, Thảm lót cao su – rubber bar mat, Hộp đựng khăn ăn, Cốc pha chế 10oz, Bình Lắc Cocktail Nhựa 700ml, Dụng cụ vắt chanh inox, Đồ khui bia, Dụng cụ gắp đá, inox (tongs), Chày dầm pha chế – bar muddler, Muỗng khuấy, Phin Cafe Nhôm, Thớt, Dao, Máy xay sinh tố, Máy pha cà phê, khăn phục vụ, khăn vệ sinh, hộp đựng giấy, Menu đồ uống, Xô đá, xẻng xúc đá, Chân và xô ướp rượu, Chậu rửa, Giá treo ly, Ly bia, ly sâm panh, ly vang trắng, ly vang đỏ, ly cocktail, ly nước lọc, kệ đựng ly rượu, tách trà, tách cà phê, Đĩa kê ấm, Đĩa kê tách trà và cà phê, Thìa, ấm đun siêu tốc; Bát đũa, đĩa kê, thìa các loại, dao, dĩa, muỗng, lọ gia vị, khăn trải bàn, khăn ăn.
- Thiết bị phòng thực hành nghiệp vụ buồng gồm: Tủ lạnh, Dép đi trong nhà, Gường ngủ (giường đơn), ga trải giường, vỏ chăn, chăn, tấm bảo vệ nệm, gối, vỏ gối, gối trang trí, dải trang trí giường, lọ hoa, thùng rác, khăn tắm, gương soi, thảm chân, bộ dụng cụ lau sàn, xe đẩy phục vụ buồng.
5. Chương trình đào tạo
- Chương trình đào tạo tiên tiến, cập nhật đáp ứng nhu cầu cao của xã hội.
- Đặc biệt, ngành du lịch được đào tạo theo hướng 50/50, tức 50% thời gian đào tạo tại nhà trường, 50% còn lại được đào tạo tại các doanh nghiệp du lịch có uy tín và kinh nghiệm trên địa bàn tỉnh. Sinh viên có điều kiện được tiếp cận với thực tế công việc sau khi ra trường, được hướng dẫn thực hành bởi giám đốc, quản lý và điều hành các doanh nghiệp du lịch lớn trong tỉnh.
Tính đến năm 2020, Bộ môn Việt Nam học – Du lịch đã tuyển sinh được 13 khóa sinh viên chính quy. Sau 10 năm đào tạo, hơn 500 sinh viên đã tốt nghiệp, cung cấp hàng trăm cán bộ, nhân viên cho các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp về văn hóa, du lịch; các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn, nhà hàng trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa. Tỷ lệ sinh viên ra trường hàng năm có việc làm và làm việc đúng ngành là trên 85%. Hiện nay, sinh viên có thể đăng ký theo học 2 ngành do bộ môn quản lý, đó là (1) Việt Nam học và (2) Du lịch.
Ngoài các môn học cơ sở, chương trình đào tạo được thiết kế chuyên sâu với các môn học thuộc lĩnh vực du lịch có sự kết hợp giữa lý thuyết và rèn luyện những kỹ năng nhằm phát huy tối đa năng lực của người học. Bên cạnh đó, chương trình thường xuyên được cập nhật, bổ sung để cung cấp cho người học lượng kiến thức, kỹ năng cần thiết, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các môn học được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, luôn nhiệt huyết và tận tâm với nghề, được đào tạo tại các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước. Ngoài ra, bộ môn còn kết nối, hợp tác với các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, các nhà quản lý các doanh nghiệp du lịch – dịch vụ như nhà hàng Dạ Lan, khách sạn Mường Thanh Grand Thanh Hóa, khách sạn FLC Sầm Sơn, tập đoàn Vingroup, công ty Du lịch quốc tế Hữu Nghị… đến nói chuyện chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn thực hành thực tế cho sinh viên.
Trong những năm tới, bộ môn sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp đào tạo, liên hệ mật thiết với các nhà tuyển dụng để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và đảm bảo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Phương thức đào tạo 50-50 (50% thời gian đào tạo tại nhà trường, thời gian còn lại sinh viên học tập, thực hành thực tế tại các doanh nghiệp du lịch) sẽ được áp dụng từ năm học 2018 – 2019, hứa hẹn những kết quả đào tạo tích cực, tạo nên những thế hệ nhân viên du lịch giỏi nghiệp vụ, đẹp phong cách cho ngành dịch vụ du lịch.
6. Hoạt động liên kết quốc tế
- Hoạt động liên kết hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển du lịch cộng đồng, du lịch bền vững, trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn được quan tâm đầu tư.
- Tháng 3 năm 2019, bộ môn Việt Nam học – Du lịch (Khoa KHXH, trường Đại học Hồng Đức) đã phối hợp với Khoa Du lịch, trường Đại học Khoa học Ứng dụng Zittau/Goerlitz (CHLB Đức) tổ chức “Kì học mùa hè 2019” (Summer school). Kì học có sự tham gia của 10 sinh viên của trường ĐH Zittau/Goerlitz và 10 sinh viên ngành Việt Nam học - Du lịch của trường Đại học Hồng Đức dưới sự hướng dẫn của giảng viên khoa Du lịch của hai cơ sở đào tạo. Chương trình được thực hiện nhằm phát triển kỹ năng sống, trao đổi chuyên môn học thuật, tăng cường sự hiểu biết, giao lưu và hội nhập quốc tế của sinh viên. Chương trình được tài trợ bởi Cơ quan Trao đổi Hàn Lâm Đức (DAAD).
Chủ đề chính của Summer School 2019 tại trường Đại học Hồng Đức là “Phát triển du lịch bền vững” và “Những vấn đề cơ bản của Du lịch cộng đồng”. Chương trình đã được tổ chức với nhiều hoạt động bổ ích, lý thú dưới hình thức thảo luận, làm việc nhóm, gặp gỡ các chủ thể văn hóa - du lịch địa phương, từ đó giúp cho sinh viên hai cơ sở đào tạo có những hiểu biết về lịch sử, văn hóa; về bức tranh phát triển du lịch cộng đồng của hai quốc gia Việt Nam và CHLB Đức. Ngoài thời gian học tập, trao đổi kiến thức và giao lưu văn hóa tại trường ĐH Hồng Đức, hoạt động khảo sát và đánh giá phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đông Sơn (Thanh Hóa) và bản Tả Phìn (Sapa, Lào Cai) cũng đã được tiến hành nhằm giúp phát triển kỹ năng nghiên cứu, đem lại nhiều trải nghiệm và bổ sung kiến thức bổ ích cho sinh viên học du lịch của hai trường.
- Tiếp tục Thực hiện chương trình hợp tác giữa trường ĐH Hồng Đức và khoa Du lịch, trường Đại học Goerlitz/Zittau (CHLB Đức), từ 8-15/10/2019, đoàn CB-GV và SV ngành Việt Nam học và Du lịch trường ĐH Hồng Đức đã có mặt tại ĐH Goerlitz/Zittau để tham gia chương trình Summer School với chủ đề "Phát triển du lịch bền vững". Chương trình được thực hiện nhằm phát triển kỹ năng sống, trao đổi chuyên môn học thuật, tăng cường sự hiểu biết, giao lưu và hội nhập quốc tế của sinh viên với sự tài trợ của cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD).
- Tháng 10 năm 2020, bộ môn Việt Nam học – Du lịch, khoa Khoa học xã hội, trường Đại học Hồng Đức phối hợp cùng công ty TNHH Xprienz Việt Nam (một thành viên của Học viện Experienz Singapore) tổ chức buổi workshop với chủ đề: “The Art of F & B service” (Nghệ thuật phục vụ ăn uống trong nhà hàng, khách sạn).
Bộ môn Việt Nam học