Xác định tiêu chí lựa chọn các điểm, khu du lịch tỉnh Thanh Hóa phục vụ mục đích thực tế, thực địa cho sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Hồng Đức

21/10/2021

Lựa chọn các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho sinh viên du lịch trường đại học Hồng Đức tham quan thực tế, thực địa có nhiều điều kiện thuận lợi (về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thanh Hóa) song cũng gặp không ít hạn chế (do phạm vi lãnh thổ khá quen thuộc với sinh viên trong tỉnh, mức độ phát triển các điểm du lịch chưa cao…). Tuy nhiên, để tăng cường thêm các chuyến thực địa ngắn ngày với chi phí thấp tại các điểm, khu du lịch trong chương trình đào tạo du lịch, bài báo xác định 6 tiêu chí làm căn cứ lựa chọn gồm: độ hấp dẫn, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ, vị trí và khả năng tiếp cận, khả năng liên kết, tổ chức quản lý, giá cả lưu trú. Các tiêu cụ thể về nội dung, các yêu cầu chi tiết đối với từng mức độ thuận lợi và mức điểm tương ứng đánh giá để làm căn cứ định lượng mức độ phù hợp của các điểm, khu du lịch.

 

TS. Trịnh Thị Phan[1]

 

1. Đặt vấn đề

Thực tế, thực địa là những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo đại học du lịch. Để đảm bảo chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên du lịch, các cơ sở đào tạo luôn chú trọng nội dung thực tế, thực địa trong xây dựng chương trình cũng như quá trình giảng dạy các học phần chuyên ngành cho sinh viên.  

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch. Thực trạng phát triển du lịch Thanh Hóa những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể: lượng khách, cơ cấu nguồn khách, tổng thu, cơ sở lưu trú, lao động…gia tăng với tốc độ nhanh chóng; hệ thống các điểm, khu, tuyến du lịch được mở rộng về số lượng, quy mô và đa dạng về loại hình hoạt động. Trên cơ sở đó, địa bàn du lịch Thanh Hóa hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế, thực địa cho sinh viên du lịch trường Đại học Hồng Đức, đảm bảo chuẩn đầu ra của nhiều học phần chuyên ngành cũng như của chương trình đào tạo.  

Việc lựa chọn các điểm, khu du lịch phục vụ mục đích thực tế, thực địa cho sinh viên đỏi hỏi phải đáp ứng được đồng thời các tiêu chí đánh giá đối với điểm, khu du lịch nói chung và các tiêu chí phù hợp với yêu cầu cho sinh viên du lịch trường đại học Hồng Đức. Vì vậy, bài báo hướng tới việc xác định các tiêu chí thành phần đảm bảo hai yêu cầu trên; phân tích nội dung và vai trò của các tiêu chí góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các khu, điểm du lịch trong tỉnh Thanh Hóa phục vụ mục đích đào tạo sinh viên ngành du lịch tại trường Đại học Hồng Đức.

2. Phương pháp nghiên cứu

Trong bài viết, tác giả sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thp, phân tích và tng hp tài liu là cn
thiết trong vic tiếp cn vn đề nghiên cu. Trên cơ sở các tài liu thu thp
được và nhng kết quphân tích, tng hp chúng tôi đã hệ thống được nhng thông tin, dliu khái quát về chủ đề nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: Việc tham khảo ý kiến chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan (về quản lý đào tạo, giảng dạy các học phần cơ sở và chuyên ngành du lịch, nhà nghiên cứu địa lý du lịch, khoa học giáo dục…) là rất cần thiết để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Ý kiến đóng góp của các chuyên gia đã giúp chúng tôi hoàn thiện và đảm bảo tính khách quan, khoa học  của các kết quả nghiên cứu.

3. Nội dung nghiên cứu

3.1. Cơ sở xác định tiêu chí

3.1.1. Vai trò thực hành, thực địa đối với sinh viên DL

Trong chiến lược phát triển du lịch, đào tạo nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng lao động cho lĩnh vực dịch vụ này. Ngành Du lịch trường đại học Hồng Đức hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên sau khi tốt nghiệp phải đảm bảo tối thiểu các yêu cầu của chuẩn đầu ra về mặt kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trong đó, các yêu cầu về kiến thức bao gồm sự hiểu biết kiến thức liên ngành (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các khoa học liên quan ứng dụng trong du lịch), kiến thức cơ bản và chuyên sâu của khoa học du lịch; phân tích, đánh giá và vận dụng được các kiến thức đó trong kinh doanh du lịch, áp dụng vào thực tiễn hành nghề du lịch. Về mặt kỹ năng: sinh viên phải đạt được các kỹ năng chuyên môn (hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề địa phương, vùng miền...), kỹ năng bổ trợ (xây dựng kế hoạch, làm việc nhóm, thuyết trình, xử lý tình huống, các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, tin học...)[3].

Trong thực tế, năng lực thực hành của sinh viên du lịch thể hiện ở khả năng thực hiện một số việc hoặc chức danh cụ thể trong hoạt động của doanh nghiệp du lịch lữ hành hay khách sạn, nhà hàng, đại lý du lịch như: bộ phận lễ tân, bộ phận dịch vụ ăn uống, bộ phận buồng, hướng dẫn viên, marketing, xây dựng chương trình, giới thiệu sản phẩm, điều hành...[6]. Những năng lực đó có được chủ yếu là do sự kết hợp giữa rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ với quá trình tiếp cận, xâm nhập thực tế thông qua các chuyến đi thực tế, thực địa trong chương trình đào tạo.

Như vậy, để đáp ứng mục tiêu cũng như chuẩn đầu ra của sinh viên ngành Du lịch; chương trình đào tạo, đề cương chi tiết học phần và nội dung bài giảng cũng như công tác kiểm tra, đánh giá trong ngành đào tạo Du lịch phải đáp ứng được sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế công việc, phát triển kỹ năng và năng lực mà nghề nghiệp đòi hỏi. Theo đó, việc tăng cường đào tạo thực hành, bổ sung về số lượng và nâng cao chất lượng các chuyến thực tế, thực địa cho sinh viên ngày càng trở thành yêu cầu cấp bách đối với các trường đại học có chuyên ngành du lịch

3.1.2. Những thuận lợi và hạn chế khi lựa chọn các điểm, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ đào tạo

a) Thuận lợi

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng lớn (đứng thứ 5 trong cả nước, chiếm 3,35% diện tích tự nhiên Việt Nam) với thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa bản địa phong phú. Nhờ vậy, trên địa bàn tỉnh có sự góp mặt khá đầy đủ các điểm du lịch tự nhiên, văn hóa thuộc các nhóm tài nguyên du lịch khác nhau; có vai trò quan trọng trong việc hình thành một cơ cấu sản phẩm du lịch đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản để xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn với sự kết hợp các điểm, khu đa dạng về tài nguyên và phong phú về loại hình du lịch. Chương trình thực tế, thực địa cho sinh viên du lịch nhờ đó có nhiều lựa chọn cũng như cơ hội mang lại hứng thú cùng  những trải nghiệm du lịch, học tập hiệu quả.

Bước sang thế kỷ 21, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, du lịch Thanh Hóa cũng đạt được những thành tựu quan trọng về lượng khách, cơ cấu khách, tổng thu, cơ sở lưu trú, vấn đề khai thác và quản lý điểm, khu, tuyến trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2000 – 2019, tăng trưởng lượng khách và tổng thu lần lượt đạt 17,7%/năm và 28,9%/năm [4]. Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh gia tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt tốc độ tăng trưởng của hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch ở phân khúc 3 - 5 sao cùng với hệ thống các dịch vụ đã góp phần làm tăng nội lực của các điểm đến, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Thanh Hóa. Bên cạnh ưu thế nổi trội về du lịch nghỉ dưỡng biển vào mùa hè, ngành du lịch Thanh Hóa đã quan tâm và phát triển đa dạng các loại hình du lịch, xây dựng nhiều chương trình nội tỉnh kết nối các điểm du lịch biển với các điểm du lịch văn hóa, sinh thái, cộng đồng ở phía tây. Trước thực tế đó, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều điểm, khu du lịch với hoạt động đón khách tấp nập, đa dạng dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hiện đại và có chất lượng tốt. Bởi vậy, khi sinh viên đi thực tế, thực địa ở những điểm đến này sẽ có cơ hội trải nghiệm và thực hành đa dạng các hoạt động kinh doanh, các kỹ năng nghề cũng như được học hỏi nhiều hơn  từ đội ngũ lao động nhiều kinh nghiệm và chuyên nghiệp tại điểm đến.

Bên cạnh đó, sinh viên trường đại học Hồng Đức khi tham gia các chuyến thực địa trong tỉnh sẽ chịu chi phí thấp hơn so với các chuyến đi ngoài tỉnh – điều này khá quan trọng khi mà đối tượng con hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ không nhỏ trong sinh viên của trường hiện nay. Hơn nữa, sinh viên trường đai học Hồng Đức chủ yếu là những người con của vùng đất Thanh Hóa, các chuyến thực tế trong tỉnh sẽ mang lại cho các em những cảm xúc vừa gắn bó, vừa thân thuộc và cũng rất tự hào về vùng đất và con người quê hương.

b) Hạn chế

Mặc dù sự phát triển các điểm, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tương đối mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua, song chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển, các huyện miền núi có mức phát triển thấp và thiếu đồng bộ về cơ sở vật chất cũng như hạ tầng. Khu vực đồng bằng và ven biển của tỉnh có nhiều điểm, khu du lịch biển, du lịch văn hóa làng nghề, du lịch tham quan di tích lịch sử được khai thác từ rất sớm và hàng năm đón lượng khách đáng kể; riêng các điểm du lịch biển đón tới 80% lượng khách đến của toàn tỉnh; trong khi đó các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng phân bố ở các vùng núi với giao thông tiếp cận khó khăn hơn, thời gian di chuyển khá dài (tính từ thành phố Thanh Hóa) và mới được khai thác vài năm trở lại đây. Điều này sẽ là trở ngại khi lựa chọn, thiết kế chương trình thực địa cho sinh viên bởi yêu cầu về sự kết hợp đa dạng các loại hình du lịch với mức độ an toàn và khả năng tiếp cận thuận lợi có thể không đồng thời được đảm bảo trong một chương trình. Ngoài ra, tại các điểm du lịch sinh thái hay cộng đồng ở Thanh Hóa thì khả năng tiếp đón các đoàn thực địa với số lượng sinh viên đông cũng gặp khó khăn trong việc bố trí cơ sở lưu trú tập trung và sinh hoạt thiết yếu nếu thời gian thực địa kéo dài ở các điểm này.

Đối với sinh viên, những chuyến đi thực tế, thực địa  với tập thể lớp trong quá trình học tập luôn mang lại nhiều dấu ấn khó quên và những cảm xúc đặc biệt. Do vậy, không ít sinh viên mong muốn có những chuyến đi dài ngày, qua các vùng đất khác nhau để có cảm nhận về sự khác biệt thiên nhiên, văn hóa cũng như con người ở nơi đến; từ đó có sự so sánh với quê hương Thanh Hóa. Mong muốn đó có thể sẽ làm giảm mức độ hài lòng và động lực trải nghiệm của các e khi phải tham gia các chuyến thực địa trong tỉnh.

Như vậy, để có thể phát huy được ưu điểm và khắc phục hạn chế khi lựa chọn địa bàn Thanh Hóa cho sinh viên du lịch trường đại học Hồng Đức đi thực tế, thực địa chúng tôi có đề xuất lựa chọn các chương trình này cho các nội dung thực tế giáo trình; bổ sung và tăng cường thực địa cho một số học phần cơ sở và học phần chuyên ngành tự chọn như: Địa lý du lịch Việt Nam, tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề... Những chuyến đi này có ưu điểm thời gian ngắn, chi phí thấp và có mục tiêu đáp ứng cho một học phần.

3.2. Kết quả xác định tiêu chí

Tiêu chí xác định các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ mục đích thực tế, thực địa cho sinh viên trường đại học Hồng Đức cần được xác định về nội dung và trọng số đánh giá để có thể khắc phục được hạn chế và phát huy ưu điểm như đã phân tích ở phần 3.1.2. Bên cạnh đó, các điểm đến đẩm bảo yêu cầu đặt ra trước hết phải là những điểm phục vụ khách du lịch nói chung; bởi vậy mà cơ sở lựa chọn tiêu chí còn được dựa trên các nghiên cứu đã công bố, có sự tham khảo các kết quả xác định tiêu chí đánh giá điểm du lịch.  Các điểm, khu xác định được phải đồng thời đảm bảo yêu cầu chung (là điểm đến du lịch), và yêu cầu đặc thù (phục vụ đào tạo sinh viên du lịch trường đại học Hồng Đức). Từ những căn cứ trên, chúng tôi đưa ra 6 tiêu chí bao gồm: Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch, vị trí và khả năng tiếp cận, khả năng liên kết, tổ chức quản lý,  giá cả lưu trú.

* Độ hấp dấn của tài nguyên du lịch (gọi tắt là độ hấp dẫn): là mức độ phong phú, đặc sắc của tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa, khả năng phát triển một trong các loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái – cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng biển.

* Cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch: bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ), khu vui chơi giải trí và các dịch vụ tại điểm, khu du lịch (vận chuyển, ăn uống, mua sắm). Là bộ phận cấu thành sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch góp phần biến tiềm năng thành hiện thực trong phát triển du lịch [5]. Tiêu chí này được sử dụng để lựa chọn điểm, khu du lịch có sự đồng bộ, tiện nghi, chất lượng và khả năng đáp ứng đa dạng các loại dịch vụ cũng như tiêu chuẩn chất lượng các loại dịch vụ của hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch tại điểm du lịch.

* Vị trí và khả năng tiếp cận: là vị trí tương đối giữa điểm, khu du lịch với trung tâm du lịch vùng hoặc địa phương và điều kiện về số loại phương tiện, chất lượng đường giao thông, thời gian di chuyển cho phép tiếp cận điểm du lịch (thời gian tiếp cận được tính cho phương tiện ô tô du lịch). Theo đó, điểm, khu du lịch xa trung tâm du lịch thì tính kết nối hạn chế và khả năng khai thác thấp. Ngược lại, những điểm, khu phân bố ở khoảng cách gần so với trung tâm sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn. Khi lựa chọn các điểm đến thực địa, tiêu chí tiếp cận khá quan trọng để đảm bảo thuận lợi và an toàn  cho các đoàn sinh viên với số lượng đông, di chuyển chủ yếu bằng ô tô theo đường bộ.

* Khả năng liên kết: Được xác định bởi số điểm, khu du lịch và khoảng cách giữa các điểm trong một không gian nhất định và mức độ tiện lợi cho việc liên kết các điểm, khu thành tuyến du lịch. Đối với những chương trình thực địa khả năng liên kết các điểm, khu cũng có vai trò quan trọng bởi đòi hỏi sự phù hợp về thời gian và kinh phí thực hiện chuyến đi bên cạnh các ưu tiên về mục tiêu học tập.

* Tổ chức quản lý: là chỉ tiêu đánh giá sự tác động có mục đích lên điểm, khu du lịch để vận hành các hoạt động theo hướng tốt hơn. Trong thực tế, nhiều điểm, khu du lịch có độ hấp dẫn về tài nguyên nhưng công tác quản lý còn hạn chế hay thiếu sự quản lý nên mức độ phát triển du lịch còn thấp, kém hiệu quả [3]. Đây là một nội dung có tác động rất lớn đến hình ảnh các điểm đến, mức độ hài lòng của du khách về an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại các điểm được thể hiện qua hiệu quả hoạt động và tính chuyên nghiệp trong khâu quản lý; tính an toàn khi tham quan và học tập cũng đồng thời phụ thuộc vào yếu tố này.

* Giá cả lưu trú: Giá cả lưu trú bao gồm các mức chi cho việc nghỉ ngơi và ăn uống của sinh viên tại điểm đến thực địa. Để đảm bảo mức giá phù hợp cho mỗi chuyến thực địa trong tỉnh của sinh viên, tiêu chí này đòi hỏi phải cân nhắc lựa chọn các điểm, khu du lịch khác nhau vừa phù hợp nội dung và mục tiêu thực địa, vừa phải đáp ứng được khả năng chi trả của sinh viên du lịch trường đại học Hồng Đức.

Mỗi tiêu chí được phân hóa theo 5 bậc điểm: 5,4,3,2,1, tương ứng với các mức độ từ cao xuống thấp ở từng tiêu chí: mức 5 điểm (hấp dẫn, tốt, thuận lợi, phù hợp); mức 4 điểm (khá hấp dẫn, khá tốt, khá thuận lợi, khá phù hợp); mức 3 điểm (trung bình); mức 2 điểm (Ít hấp dẫn, chưa tốt, khá thấp, ít thuận lợi, ít phù hợp); mức 1 điểm (kém hấp dẫn, kém thuận lợi, không tốt, thấp, không phù hợp)

Bảng 1.1. Tiêu chí và phân bậc mức đánh giá các điểm, khu du lịch

Tiêu chí đánh giá

Nội dung

Mức độ đánh giá

Yêu cầu

Điểm đánh giá

1. Độ hấp dẫn về tài nguyên

 

Kích thích nhu cầu và mang lại sự hài lòng cho du khách

Hấp dẫn

Có 5 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích đặc biệt (trong đó có di tích lịch sử - văn hóa được công nhận cấp quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới hoặc thắng cảnh quốc gia, khu bảo tồn, Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, di sản thiên nhiên thế giới); rất thích hợp phát triển một trong 3 loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái – cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng biển

5

Khá hấp dẫn

Có 4 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích đặc biệt (trong đó có di tích lịch sử - văn hóa được công nhận cấp quốc gia đặc biệt hoặc thắng cảnh quốc gia, khu bảo tồn, Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển); thích hợp phát triển một trong 3 loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái – cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng biển

4

Trung bình

Có 3 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích lịch sử - văn hóa độc đáo (trong đó có 1 loại được công nhận cấp quốc gia hoặc địa phương); tương đối thích hợp phát triển một trong 3 loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái – cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng biển

3

Ít hấp dẫn

Có 2 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích lịch sử - văn hóa (trong đó có 1 loại được công nhận cấp địa phương); có thể khai thác một trong 3 loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái – cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng biển

2

Kém hấp dẫn

Có 1 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích lịch sử - văn hóa được công nhận cấp địa phương; có thể khai thác một trong 3 loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái – cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng biển

1

2. Cơ sở cơ sở vật chất kỹ thuật và Dịch vụ DL (CVCKT & DV)

Hình thành sản phẩm du lịch, duy trì hoạt động của điểm, khu du lịch

Tốt

CSVCKT DL đồng bộ, tiện nghi; có cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao trong bán kính 5 km; có nhà hàng đạt tiêu chuẩn cao cấp phục vụ khách du lịch. Cung cấp các dịch vụ tổ chức sự kiện, vui chơi, mua sắm với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

5

Khá tốt

CSVCKT du lịch đồng bộ, tiện nghi; có cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 1 – 2 sao trong bán kính 5 km; có nhà hàng đat tiêu chuẩn tốt phục vụ khách du lịch. Cung cấp các dịch vụ tổ chức sự kiện, vui chơi, mua sắm đạt chất lượng khá đáp ứng nhu cầu của du khách.

4

Trung bình

CSVCKT DL chưa thực sự đồng bộ, tiện nghi; có cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn trong bán kính 5 km, có nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Dịch vụ tổ chức sự kiện, vui chơi, mua sắm chỉ đảm bảo mức độ cơ bản

3

Chưa tốt

CSVCKT DL có chất lượng chưa đảm bảo tiêu chuẩn; chỉ có nhà nghỉ trong bán kính 5 km; có nhà hàng phục vụ khách nhưng chất lượng chưa đảm bảo. Không có các dịch vụ bổ sung khác

2

Không tốt

CSVCKT DL có chất lượng chưa đảm bảo, chỉ có nhà có phòng cho thuê trong bán kinh 5 km; chỉ có quán ăn bình dân phục vụ khách du lịch. Không có các dịch vụ bổ sung khác.

1

3. Vị trí và khả năng tiếp cận

Khoảng cách từ trung tâm phân phối khách của tỉnh  được tính bằng km hoặc thời gian di chuyển (tính cho phương tiện ô tô hoặc số/loại phương tiện có thể tiếp cận từ Trung tâm đến điểm

Thuận lợi

Khoảng cách từ trung tâm đến điềm, khu du lịch nhỏ hơn 50 km với thời gian di chuyển dưới 1 giờ. Dễ dàng tiếp cận với chất lượng giao thông tốt

5

Khá thuận lợi

Khoảng cách từ trung tâm đến điểm, khu du lịch 51 - 90 km. Thời gian di chuyển dưới 2 giờ. Khả năng tiếp cận tương đối dễ dàng với chất lượng giao thông khá tốt.

4

Trung bình

Khoảng cách từ trung tâm đến điểm, khu du lịch 91 – 130 km. Thời gian di chuyển 3 giờ. Khả năng tiếp cận không khó khăn với chất lượng giao thông ở mức trung bình.

3

Ít thuận lợi

Khoảng cách từ trung tâm đến điểm, khu du lịch 131 - 160 km. Thời gian di chuyển 4 giờ. Khả năng tiếp cận tương đối khó khăn với chất lượng giao thông chưa tốt.

2

Kém thuận lợi

Khoảng cách từ trung tâm đến điểm, khu du lịch từ 160 km trở lên. Thời gian di chuyển trên 5 giờ. Khả năng tiếp cận khó khăn với chất lượng giao thông không tốt.

1

4. Khả năng liên kết

Mức độ  kết nối giữa các điểm, khu du lịch của địa phương thông qua hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển

Cao

Có ít nhất từ 7 - 8 điểm, khu du lịch trong bán kính 25 – 30 km, giao thông rất thuận lợi để kết nối các điểm du lịch

5

Khá cao

Có từ 5 - 6  điểm, khu du lịch trong bán kính 25 – 30 km, giao thông thuận lợi để kết nối các điểm

4

Trung bình

Có từ 3 - 4 điểm, khu du lịch trong bán kính 25 – 30 km, giao thông tương đối thuận lợi để kết nối các điểm du lịch

3

Khá thấp

Có từ 2  điểm, khu du lịch trong bán kính 25 – 30 km, có hệ thống giao thông kết nối nhưng không thuận lợi

2

Thấp

Chỉ có 1 hoặc không có điểm, khu du lịch nào trong bán kính 25 – 30 km. Giao thông kết nối giữa các điểm khó khăn.

1

5. Tổ chức quản lý

Đánh giá sự tác động có mục đích lên điểm du lịch để vận hành các hoạt động theo hướng tốt hơn

Tốt

Có ban quản lý riêng với tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng với đầy đủ bộ phận phụ trách: điều hành, hướng dẫn viên, lưu trú, ăn uống, hàng lưu niệm, an ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên, vệ sinh môi trường. Công tác quản lý du lịch và tài nguyên, môi trường rất tốt

5

Khá tốt

Ban quản lý chung với ban quản lý di tích, danh thắng, hoặc thuộc các hợp tác xã, làng nghề. Có bộ phận trực thuộc để theo dõi hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên và vệ sinh môi trường. Công tác quản lý du lịch và tài nguyên, môi trường khá tốt

4

Trung bình

Chưa có Ban quản lý riêng, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý thuộc cơ quan quản lý các cấp; chỉ có cán bộ theo dõi hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên, vệ sinh môi trường. Công tác quản lý du lịch và tài nguyên, môi trường chưa tốt

3

Chưa tốt

Chưa có Ban quản lý riêng, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý thuộc cơ quan quản lý các cấp và quản lý chung đối với nhiều điểm du lịch khác trên lãnh thổ. Công tác bảo vệ tài nguyên, vệ sinh môi trường không được thực hiện thường xuyên

2

Không tốt

Chưa có Ban quản lý riêng; cơ quan quản lý các cấp có nhiệm vụ quản lý chung trên lãnh thổ cũng như đối với các điểm du lịch khác cùng địa bản. Chưa có hoạt động quản lý du lịch, tài nguyên, vệ sinh môi trường bị suy thoái, xuống cấp, không được bảo vệ

1

 6.  Giá cả lưu trú

Mức chi trả của sinh viên cho việc nghỉ ngơi và ăn uống tại điểm du lịch

Phù hợp

Mức chi tiêu dao động trong khoảng 150 - 160 nghìn đồng/ngày ăn (sáng, trưa, tối); 130 – 140 nghìn đồng/giường nghỉ (2 sinh viên)

       5

Khá phù hợp

Mức chi tiêu dao động trong khoảng 161 – 170 nghìn đồng/ngày ăn (sáng, trưa, tối); 141 – 150 nghìn đồng/giường nghỉ (2 sinh viên)

       4

Trung bình

Mức chi tiêu dao động trong khoảng 171 – 180 nghìn đồng/ngày ăn (sáng, trưa, tối); 151 – 160 nghìn đồng/giường nghỉ (2 sinh viên)

      3

Ít phù hợp

Mức chi tiêu dao động trong khoảng 181 – 190 nghìn đồng/ngày ăn (sáng, trưa, tối); 161 – 170 nghìn đồng/giường nghỉ (2 sinh viên)

      2

Không phù hợp

Mức chi tiêu cao hơn 190 nghìn đồng/ngày ăn (sáng, trưa, tối); cao hơn 170 nghìn đồng/giường nghỉ (2 sinh viên)

      1

           

(Nguồn: Tác giả phân tích dựa trên ý kiến chuyên gia)

4. Kết luận

Lựa chọn và xây dựng hệ thống các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ mục đích thực tế, thực địa cho sinh viên trường đại học Hồng Đức có nhiều thuận lợi, song cũng có những hạn chế nhất định. Căn cứ vào thực tế đó cùng với sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tác giả đã xác định được hệ thống các tiêu chí để lựa chọn các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ mục đích thực tế, thực địa cho sinh viên ngành du lịch trường đại học Hồng Đức, bao gồm 6 tiêu chí: độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch, vị trí và khả năng tiếp cận, khả năng liên kết, tổ chức quản lý, giá cả lưu trú.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Văn Anh (2017). Xác định các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam. Luận án Tiến sĩ Địa lý học, ĐHSP Hà Nội.

[2]. Trịnh Thị Phan (2019). Nghiên cứu phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Luận án Tiến sĩ Địa lý học, ĐHSP Hà Nội.

[3]. Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa. Chương trình đào tạo Du lịch. Quyết định số 91/QĐ-ĐHHĐ ngày 19 / 01 /2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức

[4]. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2020). Chỉ tiêu khách du lịch giai đoạn 2001 – 2019.

[5]. Nguyễn Minh Tuệ -  Vũ Đình Hòa (đồng chủ biên, 2017). Địa lý Du lịch – Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam

[6].Viện Đại học mở Hà Nội. Nghiên cứu đổi mới quá trình dạy và học môn thực hành
hướng dẫn du lịch cho sinh viên Khoa Du lịch, Viện đại học mở Hà Nội
. Đề tài khoa học cấp Viện, 2014

DETERMINATION OF CRITERIA FOR THE SELECTION OF TOURIST ATTRACTIONS AND ZONES IN THANH HOA PROVINCE FOR FIELD TRIPS OF STUDENTS STUDYING TOURISIM DISCIPLINE, HONG DUC UNIVERSITY.

Trinh Thi Phan

ABSTRACT

Choosing tourist destinations in Thanh Hoa province for students studying tourism discipline, Hong Duc university to survey has many favorable conditions (in terms of potential and current status of tourism development in Thanh Hoa) but also cope with many limitations (because the territory is quite familiar to students in the province, the level of development of tourist destinations is not high…). In order to further enhance low-cost short-term field trips in the tourism training program, the journal identified 6 criteria as a basis for selecting suitable includes attractiveness, technical foundations and services, location and accessibility, association ability, management, accommodation prices. Criteria are defined specifically about the content, detailed requirements for each favorable level and the corresponding score level for assessment as a basis for quantifying the appropriateness of tourism attractions and zones.

Keyword: Criteria, field trip, students studying tourism, Hong Duc university, Thanh Hoa province

(Bài đăng trên tạp chí Khoa học Trường đại học Hồng Đức, số 52, tháng 12/2020)

 

[1] Giảng viên khoa Khoa học xã hội, trường Đại học Hồng Đức.

Tin nổi bật

Tuyển sinh

TIN LIÊN QUAN